Cart

Heo con yếu ớt thực sự khó sống sót?

Có những trường hợp heo con chết do không nhận đủ lượng sữa đầu, nhưng có bao nhiêu ca thực sự như vậy? Có phải tất cả những chú heo con khi được phân loại là yếu ớt thì không thể sống sót? 

 

Tất cả chuyên gia trong ngành chăn nuôi đều biết tầm quan trọng của việc bú sữa non trong 1 giờ đầu tiên sau chào đời của heo con. Theo nghiên cứu của N.Devillers (2012), tỷ lệ tử vong trước cai sửa (Pre-weaning mortality - PWM) đã giảm từ 64% xuống còn 10% khi đàn heo con được cho bú đồng đều trên 200gr sữa đầu (Hình 1). 

Việc đảm bảo cho heo con được bú sữa đầu là công việc quan trọng trong trại đẻ và ngày càng phức tạp hơn cùng với những tiến bộ về di truyền học. Số lượng heo sơ sinh gia tăng (3 con/lứa) là một ưu thế tiềm năng về sản xuất. Tuy nhiên, điều này thường kèm theo tình trạng heo con sinh ra cùng một bầy nhưng có trọng lượng không đều nhau, một số con thậm chí có trọng lượng mới sinh chỉ dưới 1,13kg. Như một hệ quả, tỷ lệ PWM theo tuổi của heo con đã thay đổi. Cách đây 10 năm, 70% của lượng ca tử vong xảy ra vào ngày tuổi đầu tiên của heo; bây giờ tỷ lệ tử vong chia đều hơn cho các ngày tuổi khác nhau của heo con bú mẹ. Số ca chết tăng gấp đôi giữa ngày tuổi thứ 2 và thứ 7, làm cho tỷ lệ tử vong giai đoạn này bằng với tỷ lệ tử vong ngày đầu tiên, tại thời điểm năm 2017 (Theo dữ liệu từ PigCHAMP Pro Europe, 155, Hình 2). 

Mặt khác, việc gia tăng số lượng heo sơ sinh không đi kèm với việc gia tăng lượng sữa non từ heo mẹ (Jourquin và Morales, 2018), gây bất lợi cho những con nhẹ cân hơn lúc mới ính khi so với những con cùng bầy khác. Trong trường hợp này, cách kiểm soát tốt nhất chính là tăng cường chăm sóc và cung cấp đầy đủ lượng sữa đầu cho những con heo con này. 

Chúng tôi không những đang đề cập đến việc cho heo con bú mà còn đang nói về việc đảm bảo điều kiện sống sót cho heo sơ sinh bao gồm: lau khô cơ thể, úm nhiệt và đương nhiên sẽ chăm sóc nhiều hơn những con heo bé nhất đàn để đảm bảo chúng nhận được lượng sữa đầu tối thiểu từ mẹ càng sớm càng tốt. Lượng sữa đầu tối thiểu để những con heo này sống sót bằng khoảng 30% trọng lượng cơ thể (theo Jourquin & Morales, 2018). 

Công đoạn cuối cùng này thường gây tốn kém nhiều nhất để thực hiện chúng trong trang trại. Nó đòi hỏi thời gian, sức kiên nhẫn và nhận thức của người quản lý - người thường thiếu nỗ lực trong việc nhận định những con heo nhỏ nhất là khó sống sót trong khi chúng không như vậy. 

Các nhà quản lý chăn nuôi biết rất rõ rằng họ bị thiệt hại do mất heo con (không được uống đủ sữa non trong trại, nhưng có bao nhiêu con sơ sinh thực sự không thể sống sót? Liệu chăng tất cả chúng khi được phân loại là heo con yếu ớt thì sẽ rất khó sống? Liệu số lượng này nhiều hay ít hơn số liệu tôi nghi ngờ? Làm thế nào tôi có thể giúp người chăn nuôi nhận thức được vấn đề này? 

Một chiến lượng để trả lời tất cả những câu hỏi này là "thẩm định chất lượng" đối với lượng heo con này. 

Tiếp theo, bài viết sẽ trình bày về quá trình và kết quả thí nghiệm tại 4 trang trại nhằm phân tích kỹ hơn lý do heo chết có thể do lượng sữa non được hấp thụ hay không; sau đó, sử dụng dữ liệu này để nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về tầm quan trọng của việc thực hiện và kiểm soát tốt quy trình này. Thí nghiệm tại 4 trang trại này được triển khai vào các ngày làm việc trong tuần. 

Bước 1, xác định nguyên nhân của những trường hợp heo sơ sinh tử vong: TRỌNG LƯỢNG NHỎ. 
Những người chăn nuôi chịu trách nhiệm ghi lại nguyên nhân heo chết và đây là thách thức đầu tiên của chủ trang trại: đào tạo kỹ thuật viên phân biệt chính xác những con heo không thể sống sót từ những con nhỏ trong bầy vì chúng tôi nghi ngờ đây là vấn đề chính. 

Để làm được điều này, các kỹ thuật viên có nhiệm vụ cân heo con lúc mới sinh. Mục đích là để đào tạo kỹ lưỡng người chịu trách nhiệm trong việc xác định nguyên nhân heo chết và xác định rõ ràng những giới hạn: 

  • Heo không thể sống sót: Những chú heo có trọng lượng cơ thể mới sinh dưới 800gr. 
  • Heo nhỏ: Những chú heo chết không rõ nguyên nhân (bị dè, lạnh...) trọng lượng lớn hơn 800gr và nhỏ hơn 1.2kg (con số tiêu chuẩn là 1.13kg nhưng bài viết sử dụng số 1.2kg để thuận tiện hơn cho người thực hiện). 

Đưa ra quyết định trong bản ghi nhận và phân tích nguyên nhân tử vong ở heo con sơ sinh ít nhất 6 tháng trước khi đạt được kết luận đầu tiên và đưa ra hướng giải quyết. 

Những dữ liệu này bắt đầu được ghi chép vào tháng 1/2018 và ở 4 trại, sự phân bố các ca heo con tử vong đều thay đổi, đặc biệt là trong mối liên hệ tương quan giữa nguyên nhân gây chết và những yếu tố khác được liệt kê trong hình 4,5,6,7 dưới đây. 

Để xác định khuynh hướng này rõ ràng hơn, tuổi tử vong của heo con đã được phân tích và so sánh với dữ liệu tại thời điểm chưa áp dụng phân loại theo khái niệm trọng lượng nhỏ. Hình 8 thể hiện mức độ giảm xuống, trong mọi trường hợp, số lượng heo yếu ớt khi áp dụng quy trình này. 

Dường như nhiều cá thể được phân loại là không thể sống sót trong khi chúng thực sự không phải như vậy. Chúng chỉ là những cá thể nhỏ hơn nên cần được chăm sóc cẩn thận hơn, bắt đầu với việc cung cấp đủ lượng sữa non và có thể, tuỳ theo từng trang trại, cải thiện việc nuôi dưỡng ngay từ ban đầu và điều chỉnh lứa đẻ. 

Khi thời gian thu thập dữ liệu 6 tháng hoàn thành, mục tiêu đầu tiên có thể được đáp ứng: Xác định vấn đề này chính xác hơn và sử dụng nó để nâng cao nhận thức cho kỹ thuật viên, đó là cách tốt nhất để "cứu" những chú heo con này với sự chăm sóc tốt hơn ngay trong những giờ đồng hồ đầu tiên sau khi sinh ra. 

Và như thường lệ, những con số khoa học và không cảm tính sẽ xác định mức độ cải thiện của mỗi trang trại sau khi áp dụng tiêu chí này cùng quy trình làm việc thích hợp. 

(Bài viết trích dẫn nội dung từ Ấn phẩm Thông tin Chăn nuôi Heo tập 109 - tháng 9/2018)

Facebook Linkedin Top