Làm thế nào để hạn chế việc kháng kháng sinh trong chăn nuôi?
31/12/24
Cum từ "kháng kháng sinh" chắn không còn xa lạ với bà con chăn nuôi. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách hạn chế nó ra sao. Mời bà con theo dõi
Kháng kháng sinh là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, chúng vẫn tồn tại, sinh sản ra những thế hệ con cháu không có tính cảm ứng với 1 hay với nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó.
1. Nguyên nhân dẫn đến việc kháng kháng sinh
Do việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Việc này có thể phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh vật đường ruột gây rối loạn quá trình tiêu hóa. Việc sử dụng kháng sinh không đúng nguyên tắc, liều lượng, liệu trình dẫn đến vấn đề nhờn thuốc, tạo cơ hội cho vi sinh vật kháng lại thuốc. Dùng kháng sinh bừa bãi còn gây ra hiện tượng tồn dư kháng sinh ảnh hưởng xấu đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho con người.
Không tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị
Lựa chon thuốc kháng sinh thiếu hiểu biết, sai nguyên tắc, đặc biệt việc phối hợp thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh hay sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích phòng bệnh,
Lạm dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn chăn nuôi làm chất kích thích tăng trưởng...
Việc lạm dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh bừa bãi không đúng theo chỉ định dẫn đến việc kháng kháng sinh ngày càng nhiều
2. Một số biện pháp hạn chế việc kháng kháng sinh trong chăn nuôi
- Chỉ sử dụng thuốc và các sản phẩm thú y được phép lưu hành tại Việt Nam
- Không tự tiện sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ thú y (có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định tại Luật Thú y)
- Hiểu rõ bản chất của thuốc
- Không sử dụng kháng sinh khi không thực sự cần thiết
- Nên sử dụng các kháng sinh tự nhiên, tránh lạm dụng kháng sinh như tỏi, nghệ, bồ kết,..
- Không sử dụng kháng sinh có phổ rộng hoặc kháng sinh thế hệ mới trong khi kháng sinh có phổ hẹp, kháng sinh thế hệ cũ vẫn còn hiệu quả
- Nếu sử dụng với mục đích phòng nhiễm trùng thì phải chắc chắn được hiệu quả mới nên dùng
- Sử dụng đúng liều lượng, đúng thuốc, đúng thời gian, đúng đường cấp thuốc
- Không lạm dụng kháng sinh làm chất tăng trọng trong chăn nuôi
- Không tự ý kết hợp kháng sinh khi không cần thiết. Chỉ nên dùng kết hợp 2 loại kháng sinh cùng lúc, nếu sử dụng phối hợp quá nhiều loại kháng sinh thì vừa không có hiệu quả điều trị lại vừa gây cho vi khuẩn nhờn thuốc.
- Luôn cập nhật kiến thức, thông tin mới
- Thực hiện an toàn sinh học nghiêm ngặt để ngăn chặn mầm bệnh và giảm nhu cầu sử dụng chất kháng khuẩn và kháng sinh.
- Sử dụng vaccine đúng, đủ và hợp lí
- Tăng cường sức đề kháng cho con vật
- Có kế hoạch xoay vòng khi sử dụng kháng sinh. Nếu sau một liều trình dài 5 -6 ngày dùng kháng sinh mà không thấy khỏi bệnh nên đổi loại kháng sinh khác hoặc xem lại việc chẩn đoán bệnh.
Sử dụng các kháng sinh có sẵn trong tự nhiên giúp an toàn và hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh