NHỮNG LOẠI VACCINE NÊN TIÊM PHÒNG CHO DÊ, CỪU
Vaccine cần tiêm cho dê, cừu gồm có:
- Vaccine Tụ huyết trùng dê, cừu
- Vaccine Lở mồm long móng
- Vaccine giải độc tố Viêm ruột hoại tử Clostoxoi.Ivac
- Vaccine Đậu dê
1. Vaccine Tụ huyết trùng dê, cừu
Vaccine vô hoạt, được sản xuất từ vi khuẩn Pasteurella Multocida và P.haemolytica theo công nghệ lên men hiện đại, bổ sung chất bổ trợ keo phèn nhắm tăng cường và kéo dài khả năng gây miễn dịch ở vật nuôi. Sản phẩm tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Tụ huyết trùng ở dê, cừu. Sản phẩm có tính ổn định cao về an toàn và hiệu lực.
Chỉ định: Tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Tụ huyết trùng ở dê, cừu.
Hướng dẫn sử dụng:
Lấy vaccine ra khỏi nơi bảo quản, để nơi mát khoảng 1 giờ để vaccine về nhiệt độ phòng (20 - 25oC), lắc kỹ chai vaccine trước khi sử dụng và chỉ dùng trong ngày.
- Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp cho dê, cừu từ 4 tuần tuổi trở lên theo liều 2ml/con.
Quy cách: Vaccine dạng vô hoạt, đóng lọ 20ml chứa 10 liều. Đóng hộp 10 lọ.
Chi tiết tại: https://vinoda.vn/products/vaccine-tu-huyet-trung-de-cuu
2. Vaccine Lở mồm long móng
Có rất nhiều loại vaccine phòng bệnh lở mồm long móng cho trâu bò như: Aftovac bivalent của Navetco, Avac - V6 FMD Emulsion của Avac, Aftopor của Navetco, Aftogen-oleo của Amavet,...
Một số lưu ý để bà con có thể dễ dàng lựa chọn vaccine lở mồm long móng cho phù hợp:
- Tính tương đồng: Vắc xin sử dụng phải có tính tương đồng kháng nguyên của type vi rút LMLM gây bệnh trên đàn gia súc tại địa phương được xác định qua sự lưu hành của vi rút. Do vậy, trong từng thời điểm, Chi cục Thú y sẽ có khuyến cáo cho bà con chăn nuôi nên sử dụng vắc xin LMLM type nào để phù hợp với tính chất dịch tễ và đối tượng gia súc.
- Bảo quản vaccine: Nhiệt độ tốt nhất để bảo quản vắc xin là 2-8°C. Vắc xin LMLM có dạng nhũ dầu kép (nước trong dầu trong nước) nên rất nhạy với nhiệt độ. Nếu để vắc xin ở nhiệt độ cao hoặc thấp hơn quy định đều làm ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin. Do vậy, không bảo quản vắc xin trên ngăn đá của tủ lạnh, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và không để vắc xin trực tiếp lên đá lạnh. Khi vận chuyển, cần bảo quản vắc xin trong hộp xốp, phích đá. Vắc xin luôn được giữ lạnh và chỉ được dùng trong 36 giờ sau khi đâm kim vào chai vắc xin.
Trích: (Sở nông nghiệp $ PTNN thành phố Hà Nội ngày 20/4/2024)
3. Vaccine giải độc tố Viêm ruột hoại tử Clostoxoi.Ivac
Vaccine vô hoạt, được sản xuất từ độc tố của vi khuẩn Clostridium perfringens type D chủng CV 135 theo công nghệ lên men kỵ khí hiện đại, bổ sung chất bổ trợ keo phèn hydroxit nhôm nhằm tăng cường và kéo dài khả năng gây miễn dịch ở vật nuôi.
- Thành phần: Trong 1ml chứa ít nhất Giải độc tố alpha (), epsilon () và beta2 (ß) của vi khuẩn Clostridium perfringens type D.
- Đối tượng: Dê, cừu, trâu, bò
- Chỉ định: Tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Viêm ruột hoại tử ở dê, cừu trâu, bò sau 2 tuần chủng ngừa.
- Hướng dẫn sử dụng: Lấy vaccine ra khỏi nơi bảo quản, để nơi mát khoảng 1 giờ để vaccine về nhiệt độ phòng (20 - 25oC), lắc kỹ chai vaccine trước khi sử dụng và chỉ dùng trong ngày. Tiềm dưới da hoặc tiêm bắp cho dê, cừu từ 4 tuần tuổi trở lên theo liều 2ml/con.
- Quy cách: Vaccine dạng vô hoạt, đóng lọ 20ml chứa 10 liều.
Chi tiết tại: https://vinoda.vn/products/vaccine-giai-doc-to-viem-ruot-hoai-tu-clostoxoi-i-vac-cho-de-cuu-bo
Vaccine giải độc tố viêm ruột hoại tử
4. Vaccine Đậu dê
Một số loại vaccine đậu dê chúng mình tìm hiểu được như:
- Vaccine đậu dê của Vetvaco: Vắc xin vô hoạt Đậu dê được sản xuất từ vi rút Đậu dê chủng VN. Vắc xin có tính an toàn và tạo miễn dịch sớm. Dùng cho dê cừu từ 1 tháng tuổi trở lên. Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt mỗi con 1 liều vắc xin (1ml/con). Định kỳ tiêm nhắc lại 6 tháng 1 lần.
- Vaccine đậu dê của Ruvet: Là vắc xin dạng đông khô được sản xuất từ virus đậu dê nhược độc. Dùng để phòng bệnh đậu cho dê khỏe mạnh từ 01 tháng tuổi trở lên. Tiêm dưới da Liều dùng: 1ml/ con. Tái chủng sau mỗi 6 tháng. Ngưng sử dụng vắc xin 21 ngày trước khi giết mổ.