Cart

ỨNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TỎI TRONG CHĂN NUÔI

Tỏi không chỉ là một gia vị không thể thiếu trong đời sống mà nó còn là một chất kháng sinh tự nhiên trong chăn nuôi. Cùng chúng mình tìm hiểu những vai trò tuyệt vời của tỏi nhé

Vai trò của tỏi trong chăn nuôi

- Hạn chế bệnh đường hô hấp mãn tính trên gia cầm. Giúp phòng và điều trị bệnh đường ruột trên vật nuôi
- Giảm chi phí sử dụng thuốc điều trị bệnh
- Giảm tỷ lệ chết, nâng cao năng suất hiệu quả chăn nuôi
- Giúp hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi
- Giúp tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng đến tay người tiêu dùng
- Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.
- Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như: cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu,…
- Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng.
- Chất chiết của tỏi cho kết quả kháng khuẩn cao. Khi dùng tỏi để phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn có thể dùng dạng bột tỏi hoặc đập dập tỏi tươi rồi ngâm với thức ăn hoặc chiết suất dịch chiết trong tỏi.
- Tỏi có thể sử dụng thông qua các chế phẩm sinh học (chế phẩm EM tỏi) với hình thức pha với nước cho uống hoặc trộn vào thức ăn. Đây là một phương thức thuận tiện nhất để kích thích hệ miễn dịch cho cho vật nuôi…sẽ giúp vật nuôi được tăng cường sức đề kháng, chống chịu được bệnh dịch tốt hơn đồng thời sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tiết kiệm chi phí chăn nuôi.
 

Tại sao tỏi lại diệu kì như vậy?

  • Trong tỏi có chứa chất alliin – đây là một axit amin hữu cơ khi đập dập, chất này sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline.
  • Cơ chế tác động của allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA, RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật gây hại.
  • Trong tỏi còn chứa diallyl disulfide; chất này không những mạnh hơn nhiều hai dòng kháng sinh thường đang dùng trong nuôi trồng thủy sản là Erythromycin, Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản, tỏi có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn như: thương hàn, phó thương hàn, lị, tả, trực khuẩn, bạch cầu, vi khuẩn, sán, giun kim, các bệnh nấm.
  • Ngoài khả năng kháng khuẩn, Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm,…

Cách sử dụng tỏi trong chăn nuôi

Cách sử dụng tỏi hiệu quả với gà: Sử dụng trực tiếp: 1 nhánh (1 gram) tỏi tươi đập dập cho gà từ nhỏ hơn 1 kg và 2 nhánh tói (2 gram) cho gà 2 kg ăn 2 -3 lần/ tuần.

Hoặc các bác cũng có thể Đập dập 1 nhánh tỏi hòa vào 1 lít nước cho gà uống 2 -3 lần/ tuần. Hoặc ngâm tỏi với rượu: 60ml/ 10 lít nước cho 200 gà uống 2 -3 lần/ tuần.

Có thể sử dụng tỏi tươi hoặc tỏi đã qua ngâm ủ cho vật nuôi

Cách sử dụng tỏi hiệu quả trong thủy sản: Tỏi được dùng để phòng trị nhiều bệnh (đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gan tụy…) trên tôm cá. Liều lượng sử cho tôm và cá khác nhau. Dùng tỏi trị bệnh viêm ruột của cá do vi khuẩn gây ra, mỗi ngày dùng 50g củ tỏi nghiền nát dùng cho 10 kg cá ăn liên tục trong 5 – 7 ngày. Tỏi dùng trị bệnh đường ruột của tôm nuôi (bệnh phân trắng, ăn mòn vỏ kitin…) dùng 10 – 15 g tỏi tươi/kg thức ăn tôm/ngày, nghiền nát hoà với nước trộn đều với thức ăn, mỗi tháng cho ăn một đợt 5 ngày liên tục.

Để việc sử dụng tỏi trong chăn nuôi phát huy được hiệu quả tốt nhất thì bà con cần cho ăn đúng đầy đủ liều lượng. Lưu ý tỏi không thể thay thế thuốc điều trị mà chỉ có tác dụng phòng ngừa và nâng cao sức đề kháng cho con vật. Allicin trong tỏi chỉ được sinh ra khi nghiền nát hoặc đập dập. Tuy nhiên, Allicin kém bền nên biến chất nhanh trong điều kiện môi trường bên ngoài. Vì vậy, nếu dùng tỏi tự chế biến thì phải được xay nhuyễn trộn cho động vật thủy sản ăn ngay.

 

Facebook Linkedin Top