Cart

Cách phòng tránh và điều trị bệnh Newcastle chủng động lực cao Genotype VII trên gia cầm

Bệnh Newcastle (ND là một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus gây ra, ảnh hưởng đến nhiều loài gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng. Virus này gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi bằng cách xâm nhập tế bào, lan tràn qua máu và gây nhiễm trùng huyết, tấn công vào gan và cơ quan sinh dục của gia cầm. Cùng VINODA tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh Newcastle G-VII để bảo vệ đàn gia cầm hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh Newcastle G-VII 

Bệnh Newcastle (ND), còn được gọi là Avian Paramyxovirus-1 (APMV-1), là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus Newcastle thuộc nhóm Paramyxovirus gây ra. Virus này ảnh hưởng đến tất cả các loại gia cầm, từ gà, vịt, ngan, ngỗng, đến các giống gà nhà, gà công nghiệp, gà chọi và gà đá. Sự đa dạng trong loài gia cầm bị ảnh hưởng và khả năng gây bệnh mạnh mẽ của virus này đã tạo nên một mối đe dọa lớn cho ngành chăn nuôi. Cơ chế gây bệnh bao gồm xâm nhập vào tế bào, lan tràn qua máu, và gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng chủ yếu đến gan và cơ quan sinh dục của gia cầm. 

Triệu chứng khi mắc bệnh Newcastle G-VII 

Thời gian ủ bệnh Newcastle G-VII từ 3 -5 ngày, cá biệt chỉ 2 ngày nhưng cũng có trường hợp dài hơn một tuần. Triệu chứng của bệnh rất đa dạng và tiến triển theo ba thể chính: thể quá cấp tính, thể cấp tính và thể mạn tính. 

1. Thể quá cấp tính: 

  • Gà ủ rũ, xù lông, lây lan mạnh, tỷ lệ chết lên đến 100% chỉ sau vài giờ nhiễm bệnh. 

  • Triệu chứng hô hấp như ho, thở gấp, và phân lẫn máu. 

  • Sưng phù đầu, mào và tích tím tái. 

  • Triệu chứng thần kinh: đi đứng không vững, mổ không trúng thức ăn. 

  • Giảm đẻ, vỏ trứng mềm. 

  • Bệnh tích chủ yếu tập trung ở đường tiêu hóa với xuất huyết dọc ống tiêu hóa, niêm mạc khí quản và mũi có dịch rỉ viêm cata, xuất huyết lấm chấm. 

2. Thể cấp tính: 

  • Dịch bùng phát đột ngột với tốc độ lây lan nhanh. 

  • Triệu chứng thần kinh: nghẹo đầu, đi lòng vòng, co giật, không mổ trúng thức ăn. 

  • Giảm ăn, tiêu chảy phân xanh, ho, tỷ lệ chết cao lên đến 100%. 

  • Thể mạn tính: 

  • Xuất hiện ở cuối ổ dịch với các triệu chứng do rối loạn thần kinh. 

  • Gà chảy nước mắt, ủ rũ, giảm đẻ. 

  • Bệnh kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, gà có những hành vi bất thường do tổn thương tiểu não. 

Triệu chứng của gà khi mắc bệnh Newcastle G-VII 

Bệnh tích Newcastle G-VII trên gà 

Khi mổ khám gà mắc bệnh Newcastle có nhiều bệnh tích điển hình. Trường hợp gà mắc bệnh ở thể quá cấp tính bệnh tích không rõ ràng, chỉ thấy những xuất huyết ở ngoại tâm mạc, niêm mạc đường hô hấp. 

  • Đường tiêu hóa: Xuất huyết ở thực quản, dạ dày, ruột và hạch màng treo ruột. Dạ dày tuyến và cơ cũng bị xuất huyết. 

  • Đường hô hấp: Viêm và xuất huyết niêm mạc khí quản, xoang mũi chứa dịch nhớt đục. 

  • Hệ thần kinh: Não viêm xuất huyết. 

  • Buồng trứng và dịch hoàn: Xuất huyết thành vệt hoặc từng đám. 

Biện pháp phòng bệnh và điều trị Newcastle G-VII trên gà 

Bệnh Newcastle G-VII lây lan nhanh chóng nên việc phòng bệnh rất quan trọng. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm: 

  • Vệ sinh trang trại: Định kỳ vệ sinh, khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng chuyên dụng. Trộn chất độn chuồng với men vi sinh để giảm khí độc và ức chế mầm bệnh. Cọ rửa máng ăn, máng uống thường xuyên. Kiểm soát chặt chẽ việc ra vào của trang trại, cách ly gia cầm mới nhập về trong 10 ngày. 

  • Tiêm phòng vaccine: Theo nghiên cứu của Khoa Thú Y Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, đã ghi nhận sự lưu hành của chủng Newcastle Genotype VII (G-VII) trong môi trường chăn nuôi của Việt Nam. Hiện nay, các chương trình tiêm phòng hiện tại chỉ sử dụng vaccine truyền thống chứa genotype I và II không thể bảo vệ đàn gà khỏi tất cả các biến chủng của NDV đặc biệt là chủng độc lực cao mới NDV genotype VII. Do vậy, để đối phó với diễn biến phức tạp các chủng virus Newcastle mới đang lưu hành, vaccine MEVAC ™ ND7 PLUSMEFLUVAC™ H9+ND7 0.3 đã được khuyến cáo đưa vào lịch chủng ngừa trên toàn quốc. 

Bệnh Newcastle G-VII do virus gây ra nên hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu là sử dụng kháng sinh để kiểm soát nhiễm trùng kế phát, kết hợp với các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho gà. Có thể sử dụng vaccine can thiệp trực tiếp vào ổ dịch để bảo vệ những con chưa bị nhiễm bệnh và dập tắt dịch nhanh chóng. 

Vaccine MEVAC ™ ND7 PLUS và MEFLUVAC™ H9+ND7 0.3 ngăn ngừa bệnh hiệu quả bệnh Newcastle G-VII trên gà 

Với tình hình phức tạp của bệnh Newcastle, việc có một giải pháp để kiểm soát đồng thời thể tiêu hóa, thể hô hấp của bệnh và các chủng độc lực cao như G-VII là một yêu cầu cấp thiết. Kemin Biologics đã ứng dụng công nghệ vaccine vector tiên tiến vào sản phẩm vaccine MEVAC ™ ND7 PLUSMEFLUVAC™ H9+ND7 0.3 cung cấp giải pháp tối ưu cho người chăn nuôi. 

Vaccine MEVAC ™ ND7 PLUSMEFLUVAC™ H9+ND7 0.3 được thiết kế để kiểm soát tất cả các thể bệnh Newcastle, bao gồm cả chủng độc lực cao G-VII. Sản phẩm tích hợp hai virus chủng LaSota và virus tái tổ hợp chủng VG/GA thuộc G-II với G-VII, mang lại các đặc tính vượt trội: 

  • Độ an toàn cao, sử dụng được cho gà từ 1 ngày tuổi. 

  • Khả năng nhân lên cả trên đường hô hấp và tiêu hóa, đảm bảo đáp ứng miễn dịch tốt để phòng cả hai thể bệnh trên gà. 

  • Chủng virus tái tổ hợp này đang chiếm ưu thế trong môi trường chăn nuôi tại Việt Nam, giúp bảo vệ hiệu quả đàn gà khỏi bệnh Newcastle. 

Việc phòng ngừa và điều trị bệnh Newcastle là một thách thức lớn trong ngành chăn nuôi gia cầm, nhưng với các biện pháp phòng bệnh và sản phẩm vaccine tiên tiến, người chăn nuôi có thể bảo vệ đàn gà của mình một cách hiệu quả và bền vững. Liên hệ ngay với VINODA để được nghe tư vấn và đặt mua các dòng vaccine hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa bệnh Newcastle ở gia cầm. 

Facebook Linkedin Top