Các biện pháp chủ động phòng tránh đói rét cho vật nuôi, thủy sản
28/12/24
Theo trung tâm khí tượng nền nhiệt nước ta vụ Đông Xuân 2024-2025 có nền nhiệt thấp hơn hoặc sấp sỉ gần bằng 0,5oC so với mọi năm. Mùa đông năm nay cũng sẽ lạnh hơn và kéo dài hơn so với mọi năm. Nên việc phòng tránh rét cho vật nuôi là việc làm cần thiết
Theo dự báo, đợt lạnh diễn ra từ nửa cuối tháng 12/2024 sẽ kéo dài đến 2/2025. Đợt rét đậm kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến gia súc, gia cầm, thủy sản. Do đó, bà con cần chủ động tránh rét cho con vật
* Với gia súc, gia cầm:
- Gia cố, tu sửa lại chuồng trại, luôn giữ chuồng nuôi sạch sẽ khô ráo nhằm hạn chế mầm bệnh cho con vật,
- Có hệ thống rèm hoặc che chắn bạt kĩ để tránh gió lùa mưa tạt làm ướt chuồng.
- Sử dụng thêm bóng sưởi nếu cần thiết.
- Hạn chế tối đa việc rửa chuồng trại hay làm ướt con vật vào mùa đông. Nếu thấy lớp đệm lót bị ẩm ướt cần thay mới.
- Thực hiện việc phun tiêu độc khử trùng cho chuồng nuôi và khu vực xung quanh theo định kì
- Thực hiện chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật
- Tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, tăng sức khỏe để chống rét và dịch bệnh.
- Về thức ăn: Đối với trâu bò áp dụng các biện pháp bảo quản, dự trữ thức ăn thô, xanh, nhất là rơm rạ và cỏ khô; chế biến thức ăn bằng phương pháp ủ chua các phụ phẩm trong nông nghiệp
- Theo dõi, phát hiện kịp thời gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị. Đặc biệt mùa Đông lạnh con vật dễ mắc các vấn đề về hô hấp
- Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho đàn vật nuôi theo từng giai đoạn
- Bổ sung thêm các vitamin và chất điện giải để tăng cường sức đề kháng nhằm chống đói, rét và phòng, chống dịch bệnh.
- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh của đàn vật nuôi nhằm phát hiện, xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra theo các quy định phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Đối với gia súc gia cầm non hoặc con vật già yếu, cần quan tâm hơn về chế độ chăm sóc cũng như theo dõi chặt chẽ hơn
- Với những con vật ở các xã vùng cao có tập tục thả rông thì phải chủ động đưa về nuôi nhốt, che chắn cẩn thận để giữ ấm cho con vật. Nếu nhiệt độ < 12oC thì không chăn thả, không cho làm việc
- Báo cáo ngay với các cơ quan ban ngành nếu có dịch bệnh xảy ra
- Luôn cập nhật tho dõi sát tình hình thời tiết để có các biện pháp ứng phó kịp lúc
Quan tâm đến dinh dưỡng cho con vật
* Với thủy sản
- Không kéo lưới kiểm tra thủy sản nuôi
- Không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị xây xát cho thủy sản nuôi nhằm hạn chế các bệnh đốm đỏ, lở loét do nấm, trùng quả dưa và ký sinh trùng.
- Đối với những thủy sản nuôi chưa đủ kích cỡ thu hoạch hoặc đàn cá giống cần duy trì mực nước ao nuôi đảm bảo độ sâu từ 2 m trở lên để ổn định nhiệt độ, đào hố sâu trong ao từ 2,5-3 m, rộng từ 2-3 m2 ở nơi khuất gió hoặc phía Bắc để cho cá rút xuống trú đông.
- Làm nơi trú ẩn và tránh rét cho cá bằng cách sử dụng sọt đan bằng tre, nứa có chứa các búi rơm làm ổ dìm dưới đáy ao
- Hoặc một cách khác để tạo khu vực tránh rét cho thủy sản là thả bèo tây, nhưng lưu ý không thả hết diện tích bề mặt mà chỉ thả từ 1/2-2/3 diện tích mặt ao về phía Bắc để vẫn giữ được độ thoáng của ao, không ảnh hưởng đến việc trao đổi oxy của cá
- Đối với cơ sở nuôi cá lồng có thể sử dụng nylon sáng màu để phủ kín mặt lồng nuôi hoặc thả sâu xuống 1,8-2m so với mặt nước để tránh rét cho cá.
- Cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cho đàn thủy sản. Có thể bổ sung các loại thuốc bổ để tăng sức đề kháng cho con vật
- Nên cho cá ăn vào thời điểm ấm nhất trong ngày. khi nhiệt độ nước ao nuôi dưới 15 độ C thì ngừng cho cá ăn
- Xỉ lí môi trường để phòng bệnh cho đàn thủy sản bằng vôi hoặc các sản phẩm chăn nuôi chuyên dụng theo định kì 2 lần/tháng
- Luôn cập nhật tho dõi sát tình hình thời tiết để có các biện pháp ứng phó kịp lúc
Thả bèo xuống ao làm khu vực tránh rét cho cá