Cart

Chú ý thời gian gia hạn xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc hạn 31/3/2023

Đăng ký xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản, đặc biệt là thủy sản sang Trung Quốc còn nhiều bất cập, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trước việc đăng ký xuất khuẩu, việc tuân thủ các quy định còn chưa được thực hiện thuần thục, ông Phạm Hoàng Đức đại diện cục chế biến và xuất khẩu thị trường bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có những đánh giá khách quan và đưa ra những lưu ý về việc xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam những vấn đề để chủ động tháo gỡ.

Các vấn đề vướng mắc thường gặp trong quá trình đăng ký xuất khẩu

Ông cho biết. Qua quá trình thẩm tra hồ sơ đăng ký của các doanh nghiệp nhận thấy một số vướng mắc:

  1. Phía cơ quan thẩm quyền Trung Quốc, thông thường việc xử lý và phê duyệt hồ sơ tương đối chậm, bên cạch đó 1 số doanh nghiệp chưa kịp thời bố trí nguồn lực để đăng ký trên hệ thống thương mại một cửa (CIFER), đặc biệt là việc gia hạn đăng ký.Ngoài ra có 1 số lưu ý khi thẩm tra hồ sơ đăng ký các doanh nghiệp thường mắc đó là: Về phía Trung Quốc yêu cầu nếu bản gốc là Tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch công chứng, hồ sơ nếu đã có tiếng anh thì không yêu cầu bản dịch..
  2. Tất cả các thông tin của doanh nghiệp đặc biệt là thông tin về tên và địa chỉ cần phải trùng khớp nhau.
  3. Người ký các cam kết của doanh nghiệp phải là người đại diện pháp luật trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
  4. Hiệu lực đăng ký chỉ có giới hạn trong vòng 5 năm, thời điểm hiện tại thời gian gia hạn đăng ký là 31/3/2023.

Trong thời gian vừa qua cục chế biến và phát triển thị trường đã tổ chức nhiều hội nghị và có nhiều văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp về quá trình đăng ký và các thủ tục. Ông Đức cũng chia sẻ, trong bất kỳ tình huống nào, các doanh nghiệp có khó khăn hay vướng mắc cần liên hệ ngay với cục và các đơn vị trực thuộc cục phân cấp để được hướng dẫn và giải đáp để việc đăng ký và gia hạn đăng ký được triển khai trong thời gian sớm nhất để đáp ứng thời hạn ở phía Trung Quốc để hạn chế những vướng mắc có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu.

Xuất khẩu thủy sản hướng tới mốc 11 tỷ USD - Ảnh 1.

Năm 2022, ước tính ngành thủy sản chiếm 3% tổng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. So với tổng kim ngạch xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước, ngành thủy sản đóng góp gần 12% giá trị. Ảnh minh họa  (baochinhphu.vn) 

Vấn đề Trung Quốc chậm phê duyệt hồ sơ, chậm phản hồi

Ông Trần Văn Út - giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Vĩ Tuyến - cho biết thời gian gần đây, khi đăng ký thủ tục hải quan điện tử cho các lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp liên tiếp bị phân luồng đỏ, tính đến ngày hôm qua (7-3) là 11 lô hàng. Theo ông út việc chậm phê duyệt dẫn tới kéo dài thời gian xuất khẩu làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hàng hóa. Ông đề nghị: "Đề xuất các bộ ngành có chính sách đặc thù cho các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống".

Về vấn đề này ông Ngô Xuân Nam, phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cho biết đã nhận được các phản ảnh từ các doanh nghiêp, Theo đó, từ ngày 13-2, SPS Việt Nam đã có văn bản gửi các cơ quan thẩm quyền, trao đổi để đẩy nhanh tốc độ phê duyệt hồ sơ của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cần tích cực liên hệ với GACC sắp xếp họp trực tuyết nhằm đưa ra các phương pháp, giải đáp các vấn đề kịp thời về quá trình đăng ký trên CIFER; cần đôn đốc và tích cực liên hệ với phía Trung Quốc để xử lý kiến nghị của Việt Nam  Đồng thời cần phải chỉ đạo, tổ chức sản xuất vùng nguyên liệu tập trung gắn với bao gói, chế biến đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương mại sang Trung Quốc.

Kết: Nuôi trồng và xuất khẩu các sản phẩm nông lâm nghiệp đặc biệt là thủy sản đang dần trở nên quen thuộc với nước ta, việc làm quen với các thủ tục xuất nhập khẩu thủy hải sản đang là việc cần thiết, trong hiện trạng này người dân chăn nuôi chúng ta cần đảm bảo về chất lượng của mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của quốc tế. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nuôi trồng và các sản phẩm nuôi trồng thủy sản hãy liên hệ với VINODA để nhận được sự tư vấn tốt nhất nhé!

Nguồn: Nongnghiep.vn/VCCI

 
Facebook Linkedin Top