Cúm gia cầm H7N8 bùng phát tại Australia
24/02/25
Người chăn nuôi trên toàn thế giới vẫn đang phải đối mặt với dịch Cúm gia cầm gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp. Mới đây tại Australia đã xác nhận đợt bùng phát cúm mới chủng H7N8
H7N8 là một chủng cúm gia cầm độc lực cao, nó được khởi phát từ một đàn gà tây ở Indiana. Độc lực ở vật chủ là động vật có vú và nguy cơ tiềm ẩn gây lây nhiễm cho con người vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ
Chủng cúm H7N8 tại Australia lần này có nguồn lây từ chim hoang dã lây cho một trang trại gia cầm bên ngoài thị trấn Euroa thuộc bang Victoria, mặc dù trang trại đã áp dụng các biện pháp kiểm soát an toàn sinh học tốt nhất. Khiến toàn bộ số gia cầm trong trại này (lên tới hàng nghìn con) buộc phải tiêu hủy và thiết lập hàng rào cách nghi bán kính 5km xung quang khu vực trại có gia cầm mắc bệnh. Các trang trại khu vực Euroa khả năng bị lây nhiễm rất cao nên dự kiến những tuần sắp tới, có thể toàn bộ các trang trại trong khu vực Euroa sẽ buộc phải tiêu hủy tới 76.000 con gà.
Đây không phải là lần đầu tiên chủng cúm H7 xuất hiện tại Australia mà Giữa năm 2024 cũng đã diễn ra các đợt bùng phát chủng cúm gia cầm H7 trên khắp Đông Nam Australia tại 8 cơ sở ở bang Victoria, 6 cơ sở ở bang New South Wales và 2 cơ sở ở Lãnh thổ Thủ đô Australia. Trong số này, có 11 cơ sở là trang trại gia cầm thương mại. Ước tính có 1,8 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy khiến số gà mái giảm => thiếu nguồn cung trứng.
Về chủng cúm H7N8 lần này, mặc dù trước đó vài ngày, chính phủ Australia tuyên bố đã xóa sổ được virus cúm gia cầm tại nước này nhưng dịch đã bùng phát. Các cơ quan có thẩm quyền nhận định chủng virus gia cầm độc lực cao H7N8, khác với các chủng đã tấn công các trang trại gia cầm của bang Victoria, bang New South Wales và Lãnh thổ Thủ đô Australia năm 2024. Chủng được phát hiện cũng khác với chủng cúm gia cầm H5N1 đang ảnh hưởng đến Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới.
Mặc dù mức độ lây nhiễm sang cho người vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng việc giám sát chủng virus H7N8 là cần thiết để chủ động phòng tránh.
Nguồn Báo người chăn nuôi