Cart

HƯỚNG DẪN TIÊM VACCINE VÔ HOẠT ĐÚNG CÁCH

Tiêm vắc-xin trên gia cầm, giúp đàn gia cầm tạo miễn dịch bảo vệ đàn. Để đáp ứng miễn dịch được cao và đồng đều đòi hỏi sự hấp thụ vắc-xin phải tốt, do đó thao tác bảo quản và sử dụng vắc-xin phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nhà sản xuất. Bằng chứng thực tế cho thấy khả năng hấp thụ vắc-xin có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, do đó, hiểu biết sâu sắc về vấn đề này là vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với gia cầm đẻ và gia cầm giống, sau khi tiêm có thể ảnh hưởng đến sự pháttriển của gia cầm và hạn chế khả năng sản xuất trứng. Mục đích của tài liệu này là giải quyết các yếu tố ảnh hưởng chính đó, nêu ra các khuyến cáo để tăng tỷ lệ hấp thụ, giảm phản ứng vắc-xin theo cácbiện pháp tiêm chủng tốt nhất.

1. CHẤT LƯỢNG VẮC-XIN

  • Bảo quản vắc-xin trong điều kiện khuyến cáo để duy trì tính độ ổn định, ngăn ngừa sự phân hủy có thể ảnh hưởng đến chất lượng của vắc-xin. 
  • Vắc-xin vô hoạt nên được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 °C. 
  • Theo dõi nhiệt độ trong quá trình bảo quản bằng nhiệt kế. 
  • Điều chỉnh syringe tiêm vắc-xin để đảm bảo tiêm đúng liều.
  •  Vắc-xin vô hoạt thường được bào chế trong chất bổ trợ dầu do đó cần lắc đều chai vắc-xin trước và trong khi tiêm để kháng nguyên được đồng đều
  • Làm ấm trước chai vắc-xin sẽ làm giảm độ nhớt của chất bổ trợ, giúp tiêm dễ dàng hơn và giảm bất kỳ phản ứng tại vị trí tiêm.

2. KIỂM SOÁT MỨC ĐỘ STRESS

  • Đào tạo nhân viên về các thao tác bắt ít gây căng thẳng để giảm stress mà gia cầm phải chịu trong quá trình tiêm vắc-xin. 
  • Yếu tố môi trường: Đảm bảo thông thoáng tốt và kiểm soát nhiệt độ thích hợp trong khu vực tiêm vắc-xin để tạo ra môi trường thoải mái và không gây căng thẳng. 
  • Tiêm vắc-xin không thể thay thế cho an toàn sinh học và vệ sinh. Do đó, các chương trình tiêm vắc-xin có thể không bảo vệ được những đàn gia cầm đang bị stress hoặc được nuôi trong điều kiện không hợp vệ sinh.

3. CHUẨN BỊ VẮC-XIN

  • Sử dụng các chai vắc-xin chất lượng tốt và phải kiểm trabằng mắt để xác nhận không có sự phân tách thành các lớp riêng biệt. Đảm bảo chất bổ trợ giữa nước và dầu vẫn còn nguyên vẹn. 
  • Lấy vắc-xin ra khỏi tủ lạnh và để ở nhiệt độ phòng trong tối thiểu 12 giờ và trong bồn làm ấm ở nhiệt độ 33-35°C trong 30 phút trước khi tiêm. Quá trình này rất cần thiết để giảm độ nhớt của chất bổ trợ, tạo điều kiện cho việc tiêm dễ dàng hơn và giảm khả năng xảy ra các phản ứng tại vị trí tiêm. Nhẹ nhàng lắc chai vắc-xin trong 1-2 phút trước khi tiêm,lặp lại quá trình này sau mỗi 500 liều.
  • Thay kim tiêm thường xuyên, đảm bảo ít nhất một lầnthay thế cho 500 con gia cầm và đảm bảo không có không khí trong ống tiêm trong quá trình tiêm vắc-xin.

4. KỸ THUẬT TIÊM VẮC-XIN

 

  • Tiêm dưới da cổ: Điều quan trọng là phải chọn vị trí tiêm thích hợp, cân nhắc đến độ sâu của cơ và tránh tiêm vào khớp hoặc mạch máu. 
  • Kích thước kim: Chọn kích thước kim chính xác dựa trênđộ tuổi và trọng lượng của gia cầm để đảm bảo đưa vắc-xin vào đúng khoang dưới da. Nên thay kim nhiều lần trong ngày. Kim bị cong hoặc có gờ phải được thay thế ngay lập tức. 
  • Độ sâu tiêm: Nâng da ở mặt sau cổ để tạo thành một túigiữa da và cơ cổ. Đưa kim qua da vào túi này với kim hướng về từ phía cổ về thân của gia cầm, tiêm vào vùnggiữa đến dưới cổ của gia cầm (như hình xanh). Tránh tiêm vắc-xin vào cơ cổ, tiêm trong da hoặc quá gần đầu. Tiêm toàn bộ liều vắc-xin sau khi kim đã vào chắc chắn trong khoang dưới da, đảm bảo tiêm hoàn toàn trước khi rút kim ra.
  • Thể tích liều: Tiêm vắc-xin dưới da thường được thực hiệnbằng cách tiêm 0,2 đến 0,5 ml vắc-xin dưới da ở mặt sau cổ.

Tiêm bắp

  • Đây là vị trí tiêm được thường xuyên sử dụng. Vắc-xin đưa vào bắp thịt thường được hấp thu vào máu nhanh hơn so với chích dưới da. 
  • Để tránh trào ngược chất ra ngoài từ vị trí tiêm, nên kéo da qua một bên trước khi đâm kim, sau đó đâm kim và bơm thuốc vào. 
  • Khi rút kim ra thì da sẽ bật trở lại vị trí cũ, bao phủ vết chíchtrong cơ và giữ thuốc toàn bộ ở trong con vật. 
  • Khi tiêm bắp, phải sử dụng đúng cỡ kim để đảm bảo vắc-xin được đưa vào trong cơ.

5. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý SAU KHI TIÊM VẮC-XIN

 

  • Ngay sau khi tiêm vắc-xin, kỹ thuật viên nên đi khắp chuồng trại để điều chỉnh ánh sáng và thiết bị nếu cần và để xác minh rằng đàn gà có sự phân bố đã trở lại bình thường. 
  • Ghi lại thông tin về vắc-xin và bất kỳ vấn đề nào gặp phải trong quá trình tiêm vắc-xin hoặc liên quan đến gà. 
  • Sau khi tiêm vắc-xin, hãy rửa sạch tất cả kim tiêm, ống tiêm và ống nhựa trước khi tiến hành khử trùng. Khử trùng tất cả các thiết bị dùng để tiêm vắc-xin bằng các phương pháp như hấp tiệt trùng, cồn hoặc nước sôi. 
  • Trong lúc mổ khám gia cầm tại trại, kết hợp để quan sát cẩn thận vị trí tiêm, để phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào về tình trạng kém hấp thụ vắc-xin tại vị trí tiêm, hoặc viêm nhiễm.

Để việc tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm đạt kết quả tốt nhất, tất cả các đội tiêm phải được bác sĩ thúy kiểm tra thường xuyên để xác minh tính chính xác của kỹ thuật tiêm và giảm thiểu các lỗi tiêm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của gia cầm và làm giảm sản lượng trứng, thịt sau này.

Facebook Linkedin Top