IBV & QBV: Hai thách thức hô hấp nguy hiểm trên gia cầm và chim cút – Giải pháp kiểm soát hiệu quả từ Vinoda
Đặc điểm | IBV | QBV |
Nguyên nhân | + Infectious Bronchitis Virus – IBV + Thuộc họ Coronavirus (IB virus), có RNA, biến chủng nhanh | + Quail Bronchitis Virus - QBV + Thuộc họ Adenovirus, ổn định hơn, ít biến chủng |
Vật chủ chính | + Chủ yếu gây bệnh trên gà, ít gặp trên chim cút (chưa có nhiều nghiên cứu) + Tính mẫn cảm phụ thuộc vào giống nòi. Gà con mẫn cảm nhất và có tỉ lệ chết cao. | + Chủ yếu gây bệnh trên chim cút, hiếm khi gây bệnh cho gà + Bệnh nghiêm trọng nhất ở chim cút dưới 4 tuần tuổi |
Lây lan | Lây lan rất nhanh trong đàn gà | + Lây lan nhanh trong đàn chim + Truyền qua trứng |
Thời gian ủ bệnh và tiến triển bệnh | + Triệu chứng xuất hiện trong vòng 48h. + Virus được phân lập từ khí quản, phổi, thận, túi Farbricius 24h đến 7 ngày sau nhiễm. | Thời gian ủ bệnh QBV dài hơn IBV, thường dao động từ 2 đến 7 ngày |
Biểu hiện lâm sàng | + Gây viêm đường hô hấp (ho, hắt hơi, khó thở) + Gây viêm thận, gà khát nước, uống nhiều, phân lỏng, trắng + Tổn thương đường sinh sản giảm năng suất trứng ở gà đẻ. | + Chủ yếu gây viêm đường hô hấp ở chim cút con (khó thở, ho, chảy nước mũi) + Giảm tăng trưởng và tăng tỷ lệ chết ở chim cút non. + Chim lớn triệu chứng hô hấp ít và gây giảm sản lượng trứng với trứng trắng bất thường được thấy ở những con chim đẻ |
Bệnh tích | + Bệnh tích đường hô hấp: Khí quản và phế quản viêm đỏ, sung huyết. Chứa nhiều chất nhầy, nhớt, đôi khi tắc nghẽn. Túi khí đục, có bọt khí, chất nhầy. + Bệnh tích hệ sinh sản (gà đẻ): Buồng trứng teo nhỏ, biến dạng, nang trứng mềm, vỡ hoặc xuất huyết. Ống dẫn trứng viêm, teo nhỏ, chứa dịch viêm hoặc dị dạng. Vỏ trứng mỏng, mềm, dị dạng, biến dạng, sần sùi hoặc mất màu sắc bình thường. + Bệnh tích trên hệ tiết niệu (thận): Thận sưng to, nhạt màu, phù nề, có nhiều đốm trắng là urate. Ống dẫn niệu chứa nhiều urate trắng, gây tắc nghẽn. Xoang bụng đôi khi chứa urate. | Viêm khí quản hoại tử, viêm phế quản tăng sinh và hoại tử và viêm phổi; viêm gan hoại tử đa ổ; viêm lách hoại tử, có hoặc không có tăng sản của thực bào đơn nhân lách; hoại tử mô lympho dạng túi Farbricius.
|
Phương pháp chẩn đoán | HI, ELISA, RT PCR | Chưa có ở Việt Nam |
Biện pháp kiểm soát | + An toàn sinh học: vệ sinh sát trùng, mật độ nuôi, cách ly ra vào trại + Phòng bệnh bằng vaccine: sử dụng vaccine sớm cho gà con, sử dụng đồng thời vaccine IBV chủng cổ điển và biến chủng, vaccine sống và vaccine dầu. + Kiểm soát môi trường + Theo dõi tình hình dịch tễ | + An toàn sinh học: vệ sinh sát trùng, mật độ nuôi, cách ly ra vào trại + Cách ly đàn bị ảnh hưởng + Để trống chuồng ít nhất 4 tuần trước khi tái đàn + Lấy đàn giống không có kháng thể + Cách ly chim cút khỏi tiếp xúc với chim và gia cầm sống tự do |
IBV và QBV là hai bệnh truyền nhiễm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh và vật chủ cảm nhiễm. IBV chủ yếu gây bệnh trên gà, còn QBV đặc trưng ở chim cút; cho đến nay, chưa có ghi nhận chính thức về việc hai tác nhân này gây bệnh chéo trên vật chủ chính của nhau.
- IBV là bệnh do coronavirus gây ra, thiệt hại lớn nhất là làm giảm sản lượng trứng, nhưng đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả và phổ biến trong thực tiễn chăn nuôi.
- QBV do adenovirus gây ra, biểu hiện nghiêm trọng hơn ở chim cút non, với tỷ lệ chết cao, trong khi vaccine vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi, khiến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn hơn.
Tuy khác biệt, cả hai bệnh đều là mối đe dọa lớn nếu không được phòng ngừa đúng cách. Do đó, hiểu rõ đặc điểm từng bệnh, kết hợp các biện pháp sinh học, vaccine (nếu có), và quản lý trại nghiêm ngặt là chiến lược tối ưu.
Vinoda cam kết đồng hành cùng bà con với các giải pháp toàn diện:
- Vaccine IBV nhiều chủng, hiệu quả cao.
- Hướng dẫn kỹ thuật sát trùng, tăng miễn dịch và kiểm soát môi trường.
- Tư vấn phác đồ phòng bệnh cá thể hóa theo đặc điểm từng trại.
👉 Hãy chủ động phòng bệnh từ hôm nay – cùng VINODA bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi và hiệu quả chăn nuôi lâu dài!
📞 Liên hệ ngay với VINODA để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.