Các quốc gia ngăn cách nhau bởi đường biên giới, đây cũng là con đường giao thương hàng hóa của nhiều thương nhân, người chăn nuôi và cũng là con đường lây lan dịch bệnh. Các bệnh xuyên biên giới trên động vật có khả năng lây lan rất cao và rất nhanh, để lại hậu quả nghiêm trọng.
Các cơ quan y tế trên toàn thế giới đang đưa ra lời kêu gọi cảnh báo: Phòng ngừa bệnh dịch xuyên biên giới. Mặc dù việc này đòi hỏi chi phí khá cao nhưng nếu không thực hiện, hậu quả của nó đem lại còn khủng khiếp hơn nhiều. Một minh chứng được đưa ra là cuộc khủng hoảng dịch bệnh lở mồm long móng ở Indonesia vào tháng 5/2022, và một năm sau nước này đã buộc phải tiến hành tiêu hủy 14.000 con vật sau khi xác nhận có 600.000 ca nhiễm. Mặc dù đến tháng 12/2023 đã có 26 triệu liều vaccine được sử dụng song thiệt hại kinh tế của bệnh dịch này để lại là vô cùng nặng nề, ước tính khoảng hơn 6 tỷ USD
Vậy làm cách nào để ngăn chặn dịch bệnh tái diễn?
Biogénesis Bagó, một trong những công ty công nghệ sinh học hàng đầu trong lĩnh vực này, đã gợi ý rằng để phòng ngừa sự lây lan của dịch bệnh cần tập trung vào sức khỏe động vật và thực hiện chặt chẽ bốn 4 điều sau:
1. An toàn sinh học: Đây là bước đầu tiên để phòng bệnh cho vật nuôi. Đảm bảo rằng các biện pháp an toàn sinh học tại các trang trại như: Đánh giá rủi ro; Cách ly; Vệ sinh và Khử trùng được phân tích và thực hiện là điều cần thiết để phòng ngừa sự xuất hiện hoặc lây lan của dịch bệnh. Hạn chế và kiểm soát người ra vào trang trại
2. Phòng ngừa: Lựa chọn vaccine đúng để ngăn ngừa các bệnh truyền lây qua biên giới, chú ý đến chất lượng vaccine, vaccine an toàn để sử dụng trong tất cả các giai đoạn chăn nuôi và sinh sản, hiệu lực, khả năng bảo hộ chéo rộng, và độ tinh khiết để có thể phân biệt được động vật được tiêm vaccine với động vật nhiễm bệnh.
3. Chẩn đoán: Các chương trình giám sát, theo dõi sự lưu hành của virus trong các trang trại, biết và theo dõi hiệu quả của vaccine cũng như phát hiện sớm và truyền đạt chính xác tới người chịu trách nhiệm chính trong chiến lược sức khỏe động vật cũng là những yếu tố then chốt.
4. Đào tạo: Để đảm bảo tất cả các điểm khác có thể đạt được, điều cơ bản là phải có một đội ngũ nhân viên được đào tạo và có hiểu biết. Yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Đảm bảo rằng họ nhận thức được các quy trình giao tiếp, quản lý sức khỏe vật nuôi và tuân thủ các biện pháp thực hành chủng ngừa tốt là chìa khóa để đảm bảo mức độ miễn dịch chính xác.
Bác sĩ thú y cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh dịch. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, cá nhân.
Một số bệnh động vật xuyên biên giới nguy hiểm như bệnh: Lở mồm long móng trên trâu bò và lợn; bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, bệnh tai xanh, dịch tả lợn Châu phi trên lợn; bệnh cúm gia cầm H5N1 trên gia cầm... các bệnh trên chủ yếu do virus gây ra nên có tốc độ lây lan nhanh, rộng tác động và ảnh hưởng đến cộng động.
Nguồn: Tin tức chăn nuôi