Từ thế giới động vật - khi con đực là “phái đẹp” cho đến cuộc đấu tranh giành nữ quyền 8/3
Trong thế giới động vật con đực thường phải có ngoại hình đẹp để thu hút con cái
Quay về lịch sử và quá trình tiến hóa, động vật không dành thời gian để giải trí mà thứ chúng cần là tồn tại và duy trì nòi giống, vậy nên hiển nhiên là con cái sẽ chiếm ưu thế vì chúng có thể lựa chọn con đực thu hút và khỏe mạnh để đẻ ra lứa con mang nhiều ưu thế nhất có thể … Vậy nên chế độ mẫu hệ ra đời và chế độ này vẫn đang chiếm hữu trong thế giới động vật.
Có thể dễ dàng thấy được điểm khác biệt về ngoại hình giữa đực và cái của các loài động vật.
Trong thế giới tự nhiên khi việc sinh sản được chú trọng thì con đực cần phải làm cho bản thân mình lộng lẫy, oai vệ để con cái chú ý đến chúng và duy trì nòi giống trong đó còn có hành vi trang trí bản thân. Theo dòng thời gian sự chọn lọc và tiến hóa chậm chạm của động vật mà con đực đã ngày càng trở nên đẹp hơn. Chế độ mẫu hệ tiếp diễn, thực tế đời sống thị tộc mẫu hệ đầu tiên là con người sinh sống cũng như vậy. hưng về sau lại theo chế độ phụ hệ thậm trí quyền của phụ nữ còn bị lấn át.
Từ chế độ mẫu hệ đến chế độ phụ hệ ở loài người
Ảnh: Li Hua
Trên thực tế, từ xã hội nguyên thủy tới tận bây giờ, bản chất đàn ông sẽ chiều chuộng phụ nữ chưa bao giờ thay đổi. Nhưng cách mà loài người tiến hóa khác động vật.
Phụ nữ không chỉ bị quyến rũ bởi ngoại hình mà còn vì quyền thế, của cải và địa vị xã hội, mà đây lại là thứ mà đàn ông có được nhờ sức vóc cao khỏe và sự làm việc chăm chỉ tích lũy mà có được. Sự phát triển về kinh tế của con người đã đem lại sự an toàn hơn về mặt sinh sản nhờ đó có thể đảm bảo an toàn cho sự tồn tại của nòi giống cũng vì vậy mà tầm quan trọng của việc nắm giữ vai trò sinh sản của phụ nữ bị suy giảm, theo dòng lịch sử địa vị của giới nam dần tăng lên. Tuy nhiên nhiều ý kiến và nghiên cứu vẫn cho rằng so về cấu trúc về cơ thể thì nam giới vẫn có cấu trúc đẹp hơn nữ giới với khung xương to, cơ bắp chắc khỏe, lông mi dài và đường nét chắc khỏe. Vậy ý kiến của bạn thì sao? bạn cho rằng đâu mới là phái đẹp?
Phụ nữ bị đối xử bất công trong xã hội và phòng trào 8/3 đòi quyền bình đẳng
Ảnh tư liệu
Chế độ phụ hệ lên ngôi, theo đó nữ quyền bị lấn át trong xã hội. Nữ giới bị đối xử bất công nhất là khoảng thời gian trước thế kỷ 19. "Trọng nam, khinh nữ" luôn là một vấn đề nhức nhối, khi mọi nhà đều muốn chào đón con trai hơn con gái và hàng tá định kiến, giáo điều đặt lên vai người phụ nữ, thậm trí vẫn còn duy trì tới ngày hôm nay tại nhiều gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Cuộc nổi dậy của phụ nữ ngày mùng 8 tháng 3
Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Ảnh: Institute of Advanced Legal Studies
Kể từ đó ngày quốc tế 8/3 ra đời, trong ngày lễ kỷ niệm này nam giới thường sẽ tặng hoa và quà cho phụ nữ, ở một số nước khác sẽ tổ chức các sự kiện, liên hoan, và lên tiếng về các vấn đề thực tiễn như mức lương, giáo dục, các chế độ an sinh trong xã hội.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng 8/3
Ở Việt Nam, ngày mùng 8 tháng 3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của 2 nữ tướng Trưng Trắc và Trưng Nhị là một niềm tự hào đối với con dân Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Niềm tự hào và ý chí của phụ nữ Việt Nam cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc đó.
Tuy nhiên chuyện phân biệt đối xử với nữ giới còn xảy ra ở nhiều quốc gia
Hàng triệu phụ nữ Ấn Độ đã xếp thành “chuỗi người” dài 620 km ở bang Kerala để đòi quyền bình đẳng giới Ảnh: AP
Ở Ấn Độ, nữ giới không chỉ dễ bị tấn công ngoài xã hội mà còn bị bạo hành bởi chính gia đình, miệt thị bởi chính người thân của mình.
Kết: Ngày 8/3 - Quốc tế phụ nữ ở Việt Nam được biết như là một ngày để tôn vinh đối với phụ nữ và những công hiến của họ, dù phái nào là phái đẹp thì nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên đều như nhau đều cần sự yêu thương và chăm sóc. Nếu ví người phụ nữ trong ngày mùng 8 tháng 3 là một bông hoa thì lời chúc hay một nón quà đơn giản sẽ là nước mát khiến họ tươi vui cả ngày. Vậy nên, hãy nghĩ về nụ cười và những điều họ đã vun vén cho mọi người, đừng ngần ngại khi dành cho họ những điều nho nhỏ nhé! VINODA xin kính chúc phái nữ giống như một bông hoa tươi tắn, xinh đẹp luôn tỏa ra hương thơm ngọt ngào nhất!
Nguồn: Tổng hợp và có sự tham khảo của của trang báo Công Đoàn Công Thương để cung cấp cho quý vị thông tin chính xác nhất