Xu hướng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở Châu Âu: Càng ngày càng giảm
Các nghiên cứu gần đây cho thấy các quốc gia Châu Âu sử dụng nhiều kháng sinh nhất ở heo con cai sữa và heo con đang bú. Kháng sinh sử dụng trong phòng bệnh thường là các loại quan trọng như cephalosporin thế hệ thứ ba và fluoroquinolones. Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi luôn là chủ để nóng hổi thu hút các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu và khảo sát. Trong bài viết này sẽ chỉ ra thói quen sử dụng kháng sinh của các nhà chăn nuôi tại các quốc Châu Âu ra sao.
Photo: Herbert Wiggerman
Tại liên bang Châu Âu: việc sử dụng các chất kích thức tăng trưởng kháng sinh (AGP) đã bị cấm vào năm 2006. Việc sử dụng chất cấm này trong chăn nuôi đã để lại nhiều hậu quả sau 15 năm. Dẫu vậy, mỗi nước có tình hình sử dụng thuốc riêng nên bức tranh toàn cảnh ở mỗi khu vực là khác nhau. Vì vậy, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Ghent, Bỉ, đã thu thập lại các dữ liệu để ta có cái nhìn khái quát nhất về thực trạng này.
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để hiểu hơn về sự thay đổi trong sử dụng kháng sinh của các nước Châu Âu trong 2 thập kỷ qua cả về chất lượng và số lượng.
(Biểu đồ 1 - dữ liệu sử dụng các sản phẩm kháng khuẩn trên động vật ở 31 quốc gia châu Âu tính trên mg thành phần chính/PCU từ năm 2018 – 2020)
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thị trường đa quốc gia
Năm 2005, Cơ quan Quản lý dược phẩm Châu Âu (EMA) đã bắt đầu triển khai chương trình giám sát lượng tiêu thụ thuốc kháng sinh thú y ở Châu Âu (ESVAC). Trong chương trình này, lượng thuốc kháng sinh tiêu thụ tại các quốc gia Châu Âu dựa trên dữ liệu thuốc được bán ra thị trường tại các quốc gia. Dữ liệu được cung cấp tới năm 2020 ở 31 quốc gia Châu Âu (hình 1). Sử dụng đơn vị mg - thể hiện khối lượng các chất chính được bán ra trên thị trường, liên quan tới đơn vị điều chỉ mật độ (Population Correction Unit - PCU) là đại diện của khối lượng động vật trong sản xuất thịt (bao gồm cả ngựa) ở một quốc gia. (Trong đó 1PCU = 1 kg).
Dữ liệu của ESVAC cho ta cái nhìn tổng quan và toàn diện, định kỳ về tổng doanh số thuốc kháng sinh được bán ở Châu Âu. Kết quả cho thấy sự khác biệt lớn giữa các quốc gia, dao động từ mức thấp nhất 2.3mg/PCU tới mức cao nhất là 393.9mg/PCU, trung bình ở mức 51.9mg/PCU. Trong 25 quốc gia cung cấp số liệu về doanh số hàng năm từ 2011 đến 2020, ta có thể thấy mức giảm tổng thể về doanh số (mg/PCU) tới 43,2%, đáng chú ý một vài nước có doanh số cao nhất có mức giảm sâu.
Mặc dù ESVAC thành công trong việc theo dõi xu hướng sử dụng kháng sinh ở Châu Âu, nhưng rất khó để đưa ra xu hướng tăng trong sử dụng kháng sinh ở các loài cụ thể (ví dụ: lợn). Do có rất nhiều loại kháng sinh trên thị trường được đăng ký để sử dụng cho nhiều loài khác nhau, vì vậy khó để xác định từng hàm lượng thuốc dành cho từng loài động vật cụ thể nào.
Nghiên cứu thói quen sử dụng thuốc đa quốc gia
Kể từ khi ban hành lệnh cấm AGP ở Châu Âu, thuốc kháng sinh chỉ được sử dụng chủ yếu cho hoạt động điều trị, kiểm soát và phòng bệnh ở động vật. Sự thay đổi này đã dẫn đến các nghiên cứu điều tra tại các nước Châu Âu về vấn đề sử dụng kháng sinh ở lợn trên yếu tố định tính và định lượng. Các khảo sát này được thực hiện ở Bỉ, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Đức, Thụy Điển, Pháp, Ý, Ireland, Phần Lan và Thụy Sĩ.
Các cuộc khảo sát là một bước rất quan trọng hướng tới hiểu biết chi tiết về sử dụng kháng sinh và các yếu tố rủi ro của nó trong chăn nuôi lợn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được sự khác biệt lớn khi sử dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi lợn, trong đó kháng sinh được sử dụng chủ yếu ở heo con. Kết quả khảo sát đáng chú ý khác bao gồm sự khác biệt trong sử dụng kháng sinh tại các trang trại, trong cùng một quốc gia, sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh thường là các loại kháng sinh quan trọng như cephalosporin thế hệ thứ ba và fluoroquinolones. Ngoài ra, việc tăng về quy mô các trang trại, bác sỹ thú y, an toàn sinh học kém và quản lý sức khỏe trang trại, đều thúc đẩy việc sử dụng kháng sinh. Một số nghiên cứu khác đã cho thấy có thể giảm sử dụng kháng sinh theo thời gian mà không gây nguy hiểm tới sức khỏe và năng suất của vật nuôi.
Các nghiên cứu thói quen sử dụng kháng sinh đa quốc gia
Một hạn chế lớn trong khảo sát là việc thay đổi số liệu trong định lượng sử dụng kháng sinh, gây khó khăn trong so sánh giữa các quốc gia. Do đó, việc sử dụng chung phương pháp định lượng sẽ là bước tiến lớn, phục vụ các nghiên cứu đa quốc gia. Nghiên cứu đa quốc gia đầu tiên – Pháp, Đức, Thụy Điển và Bỉ – được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu châu Âu quốc tế vào năm 2016. Nghiên cứu ngày cho thấy heo con cai sữa sử dụng nhiều kháng sinh nhất, tiếp theo là heo con bú mẹ.
Hơn nữa, quan sát cho thấy việc sử dụng kháng sinh có liên quan đáng kể giữa các nhóm tuổi, các trang trại sử dụng nhiều kháng sinh cho heo con cũng sẽ sử dụng nhiều kháng sinh hơn với lợn giai đoạn vỗ béo cuối. Theo cách lý giải khác, có thể là do đây là thói quen sử dụng thuốc của người nuôi. Sau cùng, nghiên cứu cho thấy sự khác biệt đáng ngạc nhiên trong việc sử dụng kháng sinh giữa các quốc gia, hay giữa các đàn. Khác biệt này có thể do tỷ lệ mắc bệnh và/hoặc khác biệt trong vấn đề an toàn sinh học tại từng quốc gia. Tuy nhiên, nó cũng có thể phản ánh những sự khác biệt trong thái độ, hành vi của nông dân và bác sỹ thú y về việc sử dụng kháng sinh.
(Biểu đồ 2 – Biểu đồ hiển thị số lượng liệu trình điều trị bằng các nhóm kháng khuẩn mỗi tuần trên các đàn lợn từ khi mới sinh tới khi giết mổ dựa trên 750 liệu trình (30 trường hợp không điều trị). Đường chấm thể hiện tỷ lệ điều trị trung bình một tuần.
Kế hoạch nghiên cứu gồm 9 quốc gia
Đối mặt với khó khăn khi thu thập dữ liệu sử dụng kháng sinh có chất lượng tốt ở cấp độ trang trại, một nghiên cứu ở Châu Âu tại 9 quốc gia được thực hiện để giám sát việc sử dụng kháng sinh (1 đợt duy nhất) trong tổng 180 trang trại lợn. Cũng tại nghiên cứu này năm 2019, việc sử dụng kháng sinh được định lượng bằng tỉ lệ mắc bệnh được điều trị (TI) dựa trên liều lượng thuốc sử dụng hàng ngày cho con vật (DDDvet) do Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA) cung cấp. TIDDDvet thể hiện tỉ lệ phần trăm thời gian một con lợn được điều trị bằng thuốc kháng sinh trong một khoảng thời gian xác định.
Kết quả nghiên cứu đa quốc gia cho thấy trung bình trong suốt vòng đời một con lợn được điều trị bằng 9% thuốc kháng sinh. Phần lớn thuốc được sử dụng cho heo con cai sữa (69,5% trong tổng TIDDDvet) theo sau là heo con đang bú (22,5% trong tổng TIDDDvet) (hình 2)
Sử dụng kháng sinh khác nhau đáng kể giữa các quốc gia và các trang trại. Đáng chú ý, có 11,7% số trang trại không sử dụng bất kỳ nhóm thuốc kháng sinh nào trong suốt quá trình sản xuất. Tuy nhiên, sự khác biệt này giữa các trang trại (lượng kháng sinh được sử dụng) cho thấy cần hướng tới sử dụng kháng sinh có trách nhiệm hơn, chẳng hạn như việc sử dụng kháng sinh có kế hoạch kết hợp với tăng cường an toàn sinh học. Ngoài ra việc lựa chọn phương an sinh học phân tử cũng có thể thay đổi xu hướng sử dụng các loại kháng sinh quan trọng và có mức độ ưu tiên cao nhất như colistin, fluoroquinolones và cephalosporin thế hệ thứ ba và thứ tư.
Thuốc kháng sinh điều trị thường được sử dụng nhất là Penicillin phổ rộng (31,2%) và Polymyxin (24,7%), phần lớn được sử dụng qua đường thức ăn và nước uống (82%), sự khác biệt này do các phương án quản lý giữa các quốc gia.
Giám sát dữ liệu đàn vật nuôi
Hiện tại, đang có mạng lưới để định lượng việc dụng thuốc kháng sinh ở cấp đàn đồng thời phân tích, truyền thông và đánh giá chuẩn để cải thiện việc sử dụng kháng sinh (được gọi là AACTING) với 25 hệ thống thu thập dữ liệu sử dụng kháng sinh khác nhau theo từng cấp độ đàn trong chăn nuôi lợn từ 15 quốc gia Châu Âu.
Các chương trình thu thập thu thập dữ liệu khác nhau, và hoạt động theo các cách khác nhau (ví dụ: mg kháng sinh sử dụng so với số ngày điều trị; kg khối lượng sinh vật so với số lượng và trọng lượng của động vật có nguy cơ tuyệt chủng, thực hiện các phân tích xác định đầu ra (ví dụ: bao nhiêu mg/kg so với tỷ lệ điều trị). Đồng thời họ cũng chia sẻ với nhau các dữ liệu thu thập được, các phân tích, báo cáo và hệ số tiêu chuẩn (benchmarking: điểm số hay hệ số tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất)
Việc đồng nhất các giá trị DDDvet cơ bản trong các phương pháp và quy trình trong các chương trình giám sát có thể giúp cải thiện khả năng so sánh kết quả, dễ hiểu và ít nhầm lần hơn khi diễn giải kết quả giữa các chương trình. Các chương trình thu thập dữ liệu này là cực kỳ hữu ích, giúp ta biết được các diễn biến cụ thể của loài trong việc sử dụng kháng sinh, hỗ trợ các chương trình giảm việc sử dụng kháng sinh theo thời gian hiệu quả hơn.
Quản lý sức khỏe và an toàn sinh học
Tổng cộng 116 chuyên gia chăm sóc sức khỏe lợn từ các quốc gia châu Âu khác nhau đã đưa ra các yêu cầu xếp hạng giải pháp thay thế kháng sinh thông qua các tiêu chí về hiệu quả, lợi tức đầu tư và tính khả thi. Giải pháp có xếp hạng cao nhất là cải thiện an toàn sinh học của trang trại, tiếp theo đó là tăng cường và cải thiện các kế hoạch tiêm phòng, sử dụng kẽm (chủ yếu ở lợn cai sữa), cung cấp thức ăn chấp lượng cao và cải thiện chẩn đoán. Tuy nhiên, việc sử dụng kẽm làm thuốc đã bị cấm ở Châu Âu từ cuối năm 2021, nhưng vẫn còn những lựa chọn thay thế hữu ích khác cho nhà chăn nuôi lợn.
Các yếu tố quản lý cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng sinh được để cập trong các nghiên cứu khác nhau. Trong một nghiên cứu ở 4 quốc gia ở Châu Âu, việc giảm sử dụng kháng sinh liên quan đến 3 thông số: An toàn sinh học bên ngoài môi trường, tuổi cai sữa cao (>24 ngày) và hệ thống quản lý theo lô kéo dài 5 tuần.
Hướng tới chăn nuôi không sử dụng kháng sinh
Raised Without Antibiotics (RWA) là một chứng nhận được biết đến ở các quốc gia như Đan Mạch và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các tiêu chí cụ thể để đưa vào RWA, tại các đàn với số lượng lớn, các điều kiện quản lý chuồng trại khác nhau nên việc điều tra còn hạn chế.
Tại một nghiên cứu gần đây ở Bỉ, có 18 đàn lợn đã đăng ký vào chương trình và việc sử dụng kháng sinh được theo dõi trong khoảng thời gian 35 tháng. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ sử dụng kháng sinh của trang trại lợn, và hướng tới sản xuất chăn nuôi lợn không sử dụng kháng sinh, tới mức độ phù hợp và duy trì tình trạng này theo thời gian. Kết quả của nghiên cứu cho thấy 13/28 đàn lợn thành công trong việc chăn nuôi không kháng sinh sau thời gian một năm. Một năm sau sau 12/13 đàn đó vẫn duy trì tình trạng không kháng sinh. Đáng chú ý, đàn RWA đã sử dụng ít vaccine hơn (trung bình 200 nái, khoảng 85–300) so với đàn không thuộc RWA (trung bình 350 nái, khoảng 180–1.250) và áp dụng hệ thống đẻ hàng loạt 3 tuần và 5 tuần thường xuyên hơn so với hệ thống 4 tuần của những đàn không thuộc RWA. Kết quả cho thấy 13/28 đàn lợn áp dụng thành công phương pháp chăn nuôi không sử dụng kháng sinh sau giai đoạn chuyển đổi 1 năm.
Kết luận
Căn cứ vào nhu cầu sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn bùng nổ tại Châu Âu trong thập kỷ qua và dựa trên kết quả mà các nhà sản xuất chăn nuôi hàng đầu đạt được ngày hôm nay, ta có thể thấy rằng việc sử dụng kháng sinh sẽ có thể được giảm thiểu và được kỳ vọng trở thành bước tiến mới trong ngành chăn nuôi lợn tương lai. Rõ ràng, để thực hiện phương án này ở phần lớn các trang trại trong và ngoài Châu Âu đòi hỏi những nỗ lực hơn nữa, tập trung vào vấn đề quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học tốt hơn.
Đó là chìa khóa để thu hút mọi người tham gia, bao gồm cả những người chăn nuôi quy mô nhỏ và cả những người đang ngần ngại không muốn thay đổi thói quen chăn nuôi. Việc giảm thiểu sẽ cần được ổn định dần từng bước, thậm chí có thể không còn thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe con người, an toàn thực phẩm và an ninh lương thực cho toàn cầu.
*đây là tóm tắt rút gọn và đã được phê duyệt của một ấn phẩm khoa học trên tạp chí Antibiotcs đã được bình duyệt. Bài báo được đồng tác bởi Philip Joosten, Ilias Chantziaras, Elise Bernaerdt, Merel Postma và Dominiek Maes, thuộc Đại học Ghent, Bỉ và Wannes Vanderhaeghen, Trung tâm Chuyên môn về Tiêu thụ và Kháng Kháng sinh ở Động vật (Amcra), Bỉ.
Nguồn: GS.Jeroen Dewulf, Đại học Ghent, Bỉ - Pigrogress