Cart

Ngành tôm Việt Nam mỗi năm mất 10.000 tỷ đồng vì thói quen sử dụng kháng sinh của người dân

Tôm là mặt hàng chủ lực của ngành thuỷ sản Việt Nam, tuy nhiên mỗi năm nước ta phải chi một số tiền lớn để giải quyết thói quen sử sụng kháng sinh của người nuôi, điều này vừa làm giảm chất lượng của con tôm vừa làm mất ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Ngành tôm Việt Nam đang bị mất ưu thế cạnh tranh so với Ấn Độ, Ecuador

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tôm là mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu chiếm từ 40%-45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Tuy nhiên, ngành tôm đang bị giảm cạnh tranh so với Ấn Độ, Ecuador tại thị trường chính là Mỹ, EU. Trong quý I/2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam giảm 37% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 600 triệu USD.

Theo Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - ông Lê Văn Quang, mỗi năm ngành tôm Việt Nam mất đến 10.000 tỷ đồng để kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến, ngoài ra còn có chi phí kiểm soát kháng sinh ở các nước nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu và bị trừ vào giá bán, khoản chi phí này không hề nhỏ và đã kéo dài cả chục năm.

Điều này cũng khiến cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể vì thời gian thông quan kéo dài để chờ kết quả kiểm tra kháng sinh, giảm sút khả năng cạnh tranh của tôm.

Cạnh tranh với thị tường quốc tế

Dù bị ảnh hưởng bởi lạm phát nhưng những tháng cuối năm, tiêu thụ tôm của Ecuador vẫn ổn định tại thị trường Mỹ, trong khi nhiều quốc gia đã giảm hơn 50%, trong đó có Việt Nam

TS. Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP thực phẩm Sao Ta (FMC) chia sể “Mặc dù người nuôi tôm chúng ta có bạn đồng hành là nhà chế biến có năng lực, bản lĩnh để tiêu thụ giá tốt hơn, mua giá tôm thương phẩm của người nuôi cao hơn, nhưng khó bù đắp khoảng cách chênh lệch giá thành, cái gốc do tỷ lệ nuôi thành công quá thấp”

Hệ luỵ khi lạm dụng kháng sinh để nuôi tôm

Diện tích nuôi tôm đạt cuẩn ASC ở Việt Nam còn thấp chưa tới 1% diện tích nuôi, trong khi tôm của Ecuador là 20%, đây là lý do họ chiếm lĩnh thị trường EU, tiêu chuẩn về thực phẩm trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển ngày càng gắt gao trong khi thực trạng nuôi tôm trong nước còn manh mún, không đáp ứng yêu cầu.

Có một số vấn đề hiện nay làm cho ngành tôm Việt Nam giảm sức cạnh tranh với các quốc gia khác, nguyên nhân Việt Nam mất một số tiền lớn 10.000 tỷ đồng mỗi năm do thói quen sử dụng kháng sinh, cũng là vấn đề cần giải quyết.

Hướng giải quyết nào cho vấn đề này

Trong bối cạnh với vị thế cạnh tranh yếu như vậy, ngành chăn nuôi thuỷ sản cần tập chung nhiều hơn vào việc phát triển con tôm từ khâu nuôi trồng, nguyên liệu cho đến chế biến, xuất khẩu, tập chung vào các giải pháp an toàn sinh học, như vậy con tôm của Việt Nam mới đáp ửng tiêu chuẩn và có sức cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới.

Ông Lê Văn Quang kiến nghị Chính phủ mạnh tay với kháng sinh, kiểm tra kháng sinh liên tục và thường xuyên ở vùng nuôi, xử lý thật mạnh tay với các công ty, cá nhân vi phạm để giảm thiểu chi phí kiểm soát kháng sinh cho ngành thủy sản Việt Nam.

VNBUSINESS

 

Facebook Linkedin Top