Cart

1/4 (mùng cá tháng 4) Muôn kiểu lừa dối trong thế giới động vật

Mùng cá tháng tư (1/4) đến rồi các bạn ơi! con người chúng ta coi đây là ngày nói dối, để chọc ngẹo nhau thì bạn có biết không? động vật cũng có những cách xảo quyệt để đánh lừa tất cả động vật khác! nhưng chúng không chỉ xảo quyệt lừa dối trong một ngày như 1/4 thôi đâu mà chúng tiến hóa lên để đánh lừa chúng ta đó! Vậy hãy cùng xem các loài động vật dùng cách gì để có thể đánh lừa cả thế giới nhé! 
Trong thế giới động vật sự đánh lừa hay ngụy trang mục của các con vật thì mục đích chính của chúng chính là để sinh tồn, để chạy trốn hoặc để săn mồi. Theo thời gian con mồi và kẻ săn mồi tiến hóa theo những cách khác nhau để có thể đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên.
Điều thú vị ở đây là trong tự nhiên, con mồi đôi khi "đánh lừa" bằng cách tiến hóa với vẻ ngoài rất nguy hiểm để "dọa nạt" kẻ thù nhưng kẻ săn mồi đôi khi có vẻ ngoài rất vô hại nhưng lại "nguy hiểm chết người" 
 

Kiểu 1. Hóa điên

Trong thế giới động vật, thỏ được coi là loài động vật nhanh nhạy nhưng chúng lại chẳng thể thoát khỏi được cái bẫy của chuột hương, một cao thủ đặt bẫy.
Chuột hương, so về mặt kích thước thì chúng nhỏ nhắn hơn thỏ, so về tốc độ chúng cũng chậm hơn thỏ, nhưng thỏ lại thua chồn hương vì "độ điên" của mình!
 
File:Rabbit Hunting with NightHunterWhippets|Ferreting UK|Rabbit Pest  Control 3.png - Wikimedia Commons 
Chồn hương săn thỏ (Ảnh: Internet)
 
Để bắt được con mồi, chồn hương đã đánh lừa thỏ bằng cách "hóa điên", tức là, khi phát hiện ra thỏ, nó sẽ lăn lộn, co giật, nhảy múa. Sự kỳ coặc của nó sẽ thu hút sự chú ý của thỏ, rồi chúng sẽ từ từ tiến lại gần, khi thỏ mất cảnh sát và cuối cùng thỏ sẽ trở thành con mồi của chồn hương.
 
Stoat animals rabbit GIF on GIFER - by Shakalrajas
Chú thỏ xấu số trở thành ... bữa ăn ngon lành của chồn hương
 

Kiểu 2. Bắc chước tiếng kêu

Vẹt là loài bắt chước tiếng kêu giỏi sao? nhưng so với chèo bẻo ở sa mạc Kalaharri thì nó còn thu xa, không những vậy loài này còn sử dụng tiếng kêu bắt bước này để kiếm ăn cơ đấy!
 
Cách sinh tồn "mưu mô xảo quyệt" của các loài động vật 5
Loài chồn Meerkat (trái) và chèo bẻo( phải) (Ảnh: Internet)
 
Meerkat là loài chồn đất sống thành bầy trong sa mạc khắc nghiệt Kalahari, và đối thủ cạnh tranh của loài chồn này là chèo bẻo cùng sinh sống ở đây. Loài chèo bẻo này đã tinh quái đến mức chúng bắt chước tiếng kêu của chim ưng - kẻ thù đáng sợ nhất của loài chồn Meerkat này.
Khi nghe thấy tiếng kêu này chồn Meerkat sẽ bỏ loại còn mồi và chạy tháo thân ngay lập tức, vậy là chèo bẻo đã có một bữa ăn miễn phí ngon lành rồi.
 
Blue Jay Adult
Ngoài chèo bẻo ra thì loài chim xinh đẹp này (Giẻ cùi lam) cũng là một kẻ vô cùng dối trá khi thường bắt trước tiếng kêu của chim diều hâu, làm cho các con chim khác chạy tán loạn rồi dành lấy bữa ăn của chúng.

 

Kiểu 3. Tạo mô hình của chính chúng

Khả năng siêu đánh lừa kẻ thù này thuộc về một loài nhện từ rừng Amazon thuộc chi nhện có khả năng " điêu khắc chính mình". 
 
Cách sinh tồn "mưu mô xảo quyệt" của các loài động vật 8
Con nhện giả có kích thước to hơn nhiều so với phiên bản gốc, được tạo nên từ rác và xác các con mồi (Ảnh: Internet)
 
Đây là một hành vi phát triển hiếm có ở động vật, nhà khoa học cho rằng lý do loài nhện này tạo phiên bản mô hình của chính mình là để dọa nạt kẻ thù vì kích thước thật của chúng còn không quá 0.5 cm.
 

Kiểu 4. Ngụy trang thành kẻ thù

 
hình ảnh
Loài bướm Attacus Atlas có đôi cánh giống đầu của rắn (Ảnh: Internet)
 
Nếu chỉ nhìn sơ qua chắc chắn chúng ta sẽ giật mình sợ hãi và tưởng rằng đã gặp phải một con rắn đắng sợ! Nhưng không phải là rắn đâu mà đó là loài bướm Attacus Atlas và đây là khả năng đặc biệt của chúng, có thể nói rằng chúng là một loài vô cùng tài hoa trong việc "hóa trang" thành kẻ thù đúng không nào.
Bướm  Attacus Atlas.là một loài bướm tới từ khu rừng ở Châu Á. Theo bảo tàng lịch sử quốc gia, khi con bướm đêm bị đe dọa, nó sẽ rơi xuống sàn và vỗ cánh bắt chước đầu rắn chuyển động để xua đuổi những kẻ săn mồi.
 

Kiểu 5. Bậc thầy lẩn trốn

Nếu nói về việc ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù chắc chắn chúng ta không thể không điểm mặt các loài động vật sau đây:
 
Nếu không nhắc bạn có nhận ra đây là một chú sâu bướm không!  (Ảnh: Mother Nature Network)
 
Sâu bướm Baron sống phổ biến ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Thức ăn yêu thích của chúng là lá xoài. Chúng phát triển khả năng ngụy trang đặc biệt qua hình dáng và màu sắc cơ thể nhằm ẩn mình khỏi kẻ thù.
 
Cá ngựa Pygmy chỉ dài khoảng 2 cm với những nốt sần trên cơ thể giống san hô (Ảnh: Mother Nature Network)
 
 
Nếu nhắc tới bậc thầy ngụy trang thì chắc chắn không thể không nhắc tới loài tắc kè phải không(Ảnh: Mother Nature Network)
 
Nếu không nhắc bạn rằng đây là một chú Tắc kè rêu đuôi lá thì bạn có chắc rằng bạn sẽ nhận ra nó không? loài tắc kè này có khả năng biến đổi khôn lường, chúng còn có thể thay đổi thành những màu sắc khác để hòa nhập với môi trường xung quanh
 
Tắc kè hoa là kẻ vô cùng nổi tiếng trong lĩnh vực đánh lừa, chúng có thể thay đổi màu sắc tố cơ thể nhờ một loại tế bào sắc tố da trong suốt (Ảnh:  (Ảnh: Mother Nature Network)
 

Kiểu 6. Nhờ loài khác nuôi con hộ

Nếu nói về cú lừa ngoạn mục nhất mọi thời đại chắc chắn không thể không kể đến loài tu hú, chẳng những thế mà trong dân gian Việt Nam mới có câu " nuôi con tu hú", tu hú thường lợi dụng những tổ chim mất cảnh giác, có cùng màu sắc và kích thước và để những quả trứng của mình vào, trong đó loài chim cưỡng là một trong chim bị chim tu hú lừa lọc, mặc dù chim cưỡng là một loài thông minh thường được con người huấn luyện để giả tiếng người thế nhưng vẫn bị chim tu hú lợi dụng từ đời này sang đời khác. Không những thế, chim tu hú con cũng là một "sát thủ" từ khi mới sinh ra chúng sẽ tìm cách đẩy các con chim non khác hay những quả trứng chưa nở nhằm âm mưu độc chiếm nguồn thức ăn và đến khi chúng trưởng thành chúng sẽ bay khỏi tổ và một ngày nào đó có thể chúng sẽ quay lại và đẻ vào ổ của bố mẹ đã từng nuôi mình.
 
Tại sao nói Tu hú là loài chim "lưu manh"? - Giải Đáp Việt - Tri Thức Cho  Người Việt
Chim mẹ nhỏ nhắn phải kiếm ăn cho chim tu hú con to lớn hơn mình nhiều lần (Ảnh: Internet)
 
Nguồn: Tổng hợp và tham khảo từ Mother Nature Network/VnEpress
 
 
Facebook Linkedin Top