Cart

Bạn sẽ bị xử phạt thế nào nếu sử dụng chất cấm trong chế biến thức ăn? danh sách các chất cấm bao gồm

Việc sử dụng hóa chất độc hại để chế biến thức ăn ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người, tuy nhiên hành vi này vẫn còn tiếp diễn rất nhiều trên thị trường chế biến thực phẩm? vậy các quy định xử phạt vơií hành vi này như thế nào? liệu đã đủ để dăn đe? chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

 Những chất bị cấm trong chế biến thức phẩm

Chất cấm trong quá trình chế biến thức ăn là các hợp chất hoá học và chất kháng sinh có thể gây hại cho sức khỏe con người, và chúng không được phép sử dụng trong quá trình sản xuất thực phẩm theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 10/2021/TT-BYT. Danh sách các chất cấm này bao gồm:

  1. Các thuốc và nguyên liệu làm thuốc bị cấm nhập khẩu và sản xuất, như Acetic anhydride và Acetone.

  2. Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong lĩnh vực y học và xã hội, như Alphacetylmethadol và Acetorphine.

  3. Các chất ma túy được sử dụng hạn chế cho mục đích phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, như Acetylmethadol và Benzenthidine.

  4. Các chất ma túy được sử dụng cho các mục đích như trên, bao gồm Allobarbital và Buprenorphine.

  5. Các tiền chất quan trọng tham gia vào cấu trúc các chất ma túy, như Acetic anhydride và Lysergic acid.

  6. Các dược chất gây nghiện như cây bã thuốc, Dừa cạn và Đại kích.

  7. Thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc như Cà độc dược, Cam thảo dây, Bọ hung và Ngô công.

  8. Dược liệu có độc tính từ nguồn gốc khoáng vật trừ khi chúng đã được chế biến theo phương pháp đúng quy định, bao gồm Bàng sa, Duyên đơn và Duyên phấn.

  9. Các chất khác như Colchicine.

Những chất này bị cấm để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và đảm bảo rằng thực phẩm sản xuất ra là an toàn và không chứa các hợp chất có thể gây hại.

 

Sử dụng hóa chất cấm trong chế biến thức ăn bị xử phạt hình sự như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010  quy định như sau: hành vi sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hành vi bị cấm.

Tùy thuộc tính chất, mức độ hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức đưa chất cấm vào thực phẩm có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Trường hợp gây thiệt hại, họ phải bồi thường và khắc phục hậu quả.

Dưới góc độ hình sự, tổ chức, cá nhân đưa chất cấm vào thực phẩm  có thể bị xử lý về tội Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật HÌnh sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017  quy định sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến, bảo quản hoặc cung cấp thực phẩm như sau:

 

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

+ Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

+ Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;

+ Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:

+ Phạm tội có tổ chức;

+ Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

-  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

+ Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy việc đưa chất cấm vào thực phẩm nếu biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 200 triệu hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Trường hợp hành vi gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết người, gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên, người phạm tội có thể bị phạt tiền tối đa 500 triệu đồng hoặc phạt tù 3-20 năm, tùy thuộc tình tiết định khung hành vi phạm tội.

Trường hợp hành vi đưa chất cấm vào thực phẩm gây thiệt hại, nhà sản xuất không chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự mà còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần chứng minh được thiệt hại tới sức khỏe, vật chất, tinh thần do việc sử dụng thực phẩm vi phạm gây ra thì mới có thể yêu cầu đơn vị sản xuất bồi thường.

Nguồn: Luật Minh Khuê

  

Facebook Linkedin Top