Cart

CƠ SỞ GIẾT MỔ TẬP TRUNG HAY NƠI TẬP TRUNG GIẾT MỔ?

Tại Quảng Trị, nhiều cơ sở giết mổ tập trung thực chất chỉ là nơi tập trung giết mổ. Với hạ tầng xập xệ, ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh thú y

Trưởng phòng kiểm dịch - Kiểm soát giết mổ, ông Trần Văn Kỳ cho biết:" Toàn tỉnh hiện có 12 cơ sở giết mổ tập trung. Nhưng thực chất đây chỉ là nơi tập trung giết mổ của các chủ gia súc. Việc này cần sớm được thay đổi cùng với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng"
 

Cơ sở giết mổ tập trung - Nơi tập trung giết mổ

Nếu các bạn chưa biết thì cơ sở giết mổ động vật tập trung là cơ sở giết mổ động vật nằm trong quy hoạch được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
 
Ở nhiều tỉnh, chủ cơ sở giết mổ tập trung đồng thời là chủ gia súc được giết mổ rồi xuất sản phẩm động vật cho thương lái bán tại các chợ. Tuy nhiên, tại Quảng Trị, bình quân mỗi lò chỉ mổ khoảng 20-30 con lợn/ngày nhưng có đến 5-6 chủ gia súc. Điều này khiến công tác kiểm soát giết mổ gặp khó khăn”, ông Kỳ cho hay.
 
Phỏng vấn một chủ cơ sở giết mổ tập trung tại phường 1, ông cho biết:" Mỗi ngày cơ sở này giết mổ khoảng 100-120 con lợn". Tuy nhiên, chủ cơ sở chỉ là người quản lý về hạ tầng, phục vụ cho các chủ gia súc thực hiện giết mổ vào ban đêm và thu phí. Chính vì vậy, khu vực bên trong cơ sở này hiện có nhiều ô chuồng của nhiều chủ gia súc khác nhau. "Chúng tôi chỉ quản lý cơ sở, đun nước sôi, cung cấp nước cho việc giết mổ. Chủ cơ sở không tham gia vào việc giết mổ, đó là công việc của các chủ gia súc" - Ông nói
 
Tại phường Đông Lương, một cơ sở giết mổ tập trung mỗi ngày giết mổ 7-8 con lợn, 8-10 con bê. Ở đây có 9 chủ gia súc, mỗi chủ gia súc sẽ được chia 1 ô chuồng. Khi nào có nhu cầu sẽ thuê người đến giết mổ lợn và bê. Cơ sở này hoạt động cả ngày lẫn đêm để phục vụ các quán bê thui trên địa bàn thành phố. 
 
Điều đáng lo ngại nhất của ngành thú y Quảng Trị là hiện nay, các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn đã và đang xuống cấp nặng nề, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh an toàn thú y. Lí giải cho việc cơ sở hạ tầng xuống cấp vì hầu hết chúng đã được xây từ rất lâu, cách đây khoảng 20 năm. Công suất các lò mổ không đáp ứng được nhu cầu. Nhiều cơ sở còn nằm lọt thỏm trong khu dân cư, gần trường học gây ô nhiễm môi trường nhưng vẫn phải hoạt động. 
 

Cơ sở giết mổ tập trung gây ô nhiễm môi trường

Thời gian gần đây, chính quyền các địa phương đã đầu tư ngân sách nâng cấp khu xử lý nước thải nhưng trước áp lực giết mổ ngày càng tăng, các khu xử lý nước thải này quá tải. Tại một số cơ sở giết mổ tập trung, hệ thống xử lý nước thải gần như tê liệt, nguồn nước xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính quyền và người dân phường 1 đang ngóng chờ cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn do UBND thành phố Đông Hà xây dựng tại phường Đông Lễ. Tuy đã có quy hoạch, chủ trương xây dựng nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. “Chúng tôi hoạt động ở đây rất áp lực. Người dân phản ánh rất nhiều về vấn đề ô nhiễm môi trường nhưng nếu không giết mổ ở đây thì lượng thực phẩm phục vụ thị trường sẽ lấy từ đâu? Chúng tôi mong cơ sở giết mổ tập trung của thành phố sớm xây dựng để chuyển về đó hoạt động”, ông Định chia sẻ.
 
Kết: Có lẽ, đây không phải là tình trạng xảy ra ở mỗi tỉnh Quảng Trị mà là tình trạng chung của rất nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hi vọng trong thời gian tới sẽ xây dựng hoàn thiện được các cơ sở giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn để giải quyết được nỗi lo cho người dân.
Theo báo Người chăn nuôi
 
 
Facebook Linkedin Top