Cart

Dịch cúm gia cầm đang bùng phát lớn nhất trong lịch sử: Liệu có lây lan sang người?

Tại sao dịch cúm gia cầm trở lại và bùng nổ ở thời điểm hiện tại, một số chuyên gia cho rằng lý do là bởi sự biến đổi khí hậu đã làm thay đổi hướng đi của các loài chim di cư, khiến các loài chim mang mầm bệnh và lây truyền bệnh cúm gia cầm khắp trên thế giới. Mặt khác, virus cúm gia cầm đã có sự biến đổi và lây lan sang động vật có vú, một điều mà trước nay chưa hề xảy ra, điều này đã làm các chuyên gia từ WHO lo ngại về khả năng tiến hóa của virus cúm gia cầm sẽ gây ra đại dịch cho con người.
Bird flu gene may help scientists predict which strains pose a risk to  humans
Sự di chuyển của đàn chim di cư đóng vai trò rất lớn trong việc lây lan dịch cúm gia cầm (Ảnh: Guadalupe Pardo/AP)
 
 
Sự lây lan của dịch bệnh cúm gia cầm, đặc biệt là chủng cúm độc lực cao gây ra  dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử. Theo các chuyên gia trên thế giới, chưa năm nào dịch bệnh lại lây lan nhanh chóng như vậy. Theo các chuyên gia biến đổi khí hậu làm làm thay đổi hướng đi của các loài chim di cư, đóng góp một phần không nhỏ trong nguyên nhân lây lan dịch bệnh.
 
Số liệu khổng lồ: hơn 58 triệu con gia cầm nhiễm cúm và gần 800 ổ dịch được ghi nhận - ghi nhận tại Mỹ, từ đầu năm 2022 đến nay đây là con số lớn nhất trong lịch, vượt qua năm đại dịch cúm vào năm 2015.
 
Dịch bệnh lan rộng ra 47 bang và hơn 6000 con chim hoang dã đã được phát hiện nhiễm bệnh. Đến nay đã hơn 40 triệu gà mái đẻ trứng đã bị tiêu hủy tại Mỹ. Không chỉ xuất hiện tại Mỹ, liên minh châu Âu và Anh cũng gặp khủng hoảng nghiêm trọng. Theo OIE ước tính gần 50 triệu gia cầm cũng đã bị tiêu hủy, nâng mức độ nguy hiểm từ mức trung bình sang mức cao.
 
Theo trang World Health Organization, từ năm 2022, đã có đến 10 quốc gia trên ba châu lục báo cáo dịch bệnh cúm gia cầm cho WOAH.
 

Dịch cúm gia cầm lây lan tại châu Á

Dịch cúm gia cầm cũng đã lây lan kỷ lục tại Nhật Bản và Đài Loan từ tháng 10/2022 cho tới nay. Nhật Bản đã ghi nhận 56 ổ dịch cúm gia cầm tại 23 trong số 47 tỉnh thành, gần 10 triệu con gà đã bị tiêu hủy.
 

Việt Nam đối mặt với dịch cúm gia cầm

Việt Nam là một trong số các quốc gia có đàn gia cầm lớn nhất thế giới, khoảng 500 triệu con. Từ đầu năm 2022 đến tháng 3 năm 2023, cả nước đã xảy ra 34 ổ dịch cúm gia cầm và tiêu hủy trên 7000 con gia cầm. Ngoài nguyên nhân do đàn chim di cư, lỏng lẻo trong khâu nhập khẩu giống gia cầm cũng là nguyên nhân dẫn đến lây lan dịch bệnh.
 
Các nhà khoa học cũng cho biết chưa có trường hợp lây nhiễm nào giữa các loài động vật có vú. Đặc tính của cúm virus giống với Sar-Covi2 ở chỗ, nếu các chủng virus khác nhau tấn công chung trên cùng 1 động vật tại cùng một thời điểm thì các đặc tính gen di truyền có thể trộn lẫn và tạo ra một chủng cúm đột biến mới.
 

Virus cúm gia cầm đã trở nên đột biến

Hầu hết các chủng cúm gia cầm hầu hết không lây sang con người, tuy nhiên một số biến thể như H5N1 có thể lây sang con người.
Các bằng chứng đã cho thấy, virus cúm gia cầm đã trở biến trở lên dễ lây lan sang cho các loài động vật có vú hơn, trong khi kiểu gen của các loài động vật có vú có sự tương đồng cao hơn so với con người, làm dấy lên các lo ngại về việc cúm gia cầm sẽ lây lan sang con người, và khi virus sinh sôi biến đổi thì tốc độ lây nhiễm có thể tăng lên rất nhanh.
 

Thời điểm mắc bệnh

Bệnh xảy ra quanh năm tuy nhiên virus phát triển mạnh ở điều kiện thời tiết lạnh ẩm.
Các chủng cúm như: AH7N9, AH5N2 và AH5N5 xâm nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động vận chuyển buôn bán.
 

Cảnh giác với dịch cúm gia cầm

Phòng bệnh: dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, thay thế chất độn chuồng định kỳ, sát trùng chuồng trại đình kỳ.
Để bảo vệ đàn gia cầm cũng như sức khỏe của con người, người chăn nuôi cần chú ý đến việc tiêm vắc-xin cho gia cầm
 

FAO, WHO và WOAH chuẩn bị cho đại dịch cúm gia cầm ở mọi cấp độ

 
Avian Influenza - WOAH - World Organisation for Animal Health
 
FAO, WHO và WOAH cùng họp các chuyên gia để xem xét tình hình, theo dõi sự tiến hóa nhanh của virus, cập nhật khuyến nghị kiểm soát, làm việc với quốc gia chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, và tạo điều kiện hợp tác giữa tất cả lịch vực nếu có dịch bệnh xảy ra. Sự lây lan ra năm châu lục khác nhau đề xuất cần thiết của hợp tác toàn cầu để bảo vệ động vật, con người.
 
KẾT: Dịch cúm gia cầm không chỉ gây thiệt hại lớn tới kinh tế của người nuôi mà còn gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của con người, với kim chỉ nam phòng bệnh hơn chữa bệnh, người nuôi gia cầm nên chú ý vào khâu phòng bệnh nhất là ở trong thời điểm này tránh trường hợp tiền mất tật mang. VINODA xin được hỗ trợ bà con trong việc phòng chống dịch bệnh - Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy gửi ngay tới VINODA để được cung cấp thông tin và giải đáp các câu hỏi của Quý vị! 
 
 
Nguồn: VTC16 / World Health Organization
 
 
 
Facebook Linkedin Top