Cart

Dự đoán nhu cầu thịt toàn cầu sẽ tăng 30% trong 30 năm tiếp theo, chuyên gia FAO tư vấn phát triển chăn nuôi bền vững

Việt Nam là một nước có tiềm năng phát triển nông nghiệp cao, bên cạnh đó nhu cầu về đạm động vật của thế giới vẫn đang tăng cao, vậy có giải pháp nào để Việt Nam phát triển bền vững trong ngành chăn nuôi - thú y để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
23/6, tại Hội nghị tư vấn triển khai Đề án ngành Thú y, Giám đốc Ban chăn nuôi  và Thú y FAO Thanawat Tiensin đã có những chia sẻ và cho biết nhu cầu về đạm động vật sẽ tăng nhanh trong khoảng 30 năm nữa.
 

Dự đoán cụ thể đến năm 2050

Nhu cầu của nhân loại sẽ tăng 22% thịt, 14% sữa và khoảng 15% trứng so với trứng so với 2020. Trong đó nhu cầu tại châu Á tăng nhiều nhất, trong khi đó châu Âu và châu  Đại Dương gần như ít biến động.
 

Thách thức của ngành chăn nuôi

Một số vấn đề chính của ngành chăn nuôi: Nhiều dịch bệnh xuyên biên giới, các quốc gia khác nhau có các nhu cầu khác nhau về nhu cầu thịt, cấu trúc bữa ăn. 
Thách thức được gia FAO cũng nhấn mạnh tới thách thức: khu vực Châu Á, châu Phi -- những nơi có nhiều nước đang phát triển và chưa triển khai đồng bộ được các biện pháp chăn nuôi an, an toàn sinh học, vệ sinh môi trường.
Bên cạnh những thách thức trong ngành mà chúng ta cần khắc phục còn phải đối mặt với các vấn đề xã hội, như xung đột địa chính trị, biến đổi khí hậu, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, nguồn gốc của các sản phẩm động vật.
 
Các thách thức này đòi hỏi ngành chăn nuôi tái cấu trúc theo hướng bền vững, không gây tác động đến môi trường giảm phát thải, đảm bảo vệ sinh, an toàn môi trường.
 
 
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tư vấn triển khai Đề án ngành Thú y. Ảnh: Phạm Hiếu.
 
Bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại Hội nghị tư vấn triển khai Đề án ngành Thú y. Ảnh: Phạm Hiếu.
 
Tại Việt Nam, chăn nuôi nhỏ lẻ còn rất nhiều. Do đó, ông Thanawat Tiensin đề nghị Việt Nam "cần có chương trình hành động mạnh mẽ ở cấp quốc gia để thực hiện đồng thời nhiều mục tiêu".
 

Chia sẻ về bài học của Thái Lan

ông Tiensin kể lại câu chuyện của quê hương ông cách đây hàng chục năm khi đó, xứ Chùa vàng gặp lỗ hổng về thú y cơ sở, do  trước đó họ đã giải tán thú y cấp huyện. 

Vì đứt gãy hệ thống, ngành chăn nuôi Thái Lan giảm sức chống chịu và dễ bị tổn thương trước những tác động của thị trường. Đặc biệt, đầu ra của người chăn nuôi thiếu bền vững, phụ thuộc chặt chẽ vào đối tác nhập khẩu.

Thông qua các giải pháp đồng bộ, trong 10 năm, Thái Lan đã thay đổi nhanh chóng về công tác thú y, chẳng hạn tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho sinh viên thú y trở về nông thôn làm việc. Nhờ vậy, các sản phẩm chăn nuôi Thái Lan trở nên đa dạng và hiện tạo dựng được thương hiệu trên quốc tế.

 

Tại hội nghị TS Tiensin đề ra 3 nội dung

Một là, xây dựng chương trình lồng ghép sự tham gia của nhiều bên. 
Hai là, triển khai các biện pháp thực hành tốt để ngành chăn nuôi trong nước có thể áp dụng chung trên diện rộng. 
Ba là, xây dựng chính sách cấp quốc gia để thúc đẩy, thu hút đầu tư từ khối ngoại.
 
Chung quan điểm với TS Tiensin, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên Thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng sự phát triển kinh tế khiến Việt Nam đối diện nhiều mối đe dọa liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi như dịch bệnh trên động vật, đặc biệt là những bệnh lây truyền từ động vật sang người.

"Việc kiểm soát dịch bệnh và đáp ứng nhu cầu thực phẩm vẫn cần đảm bảo cách tiếp cận Một sức khỏe", bà cho biết.

Đánh giá cao đề án ngành thú y đang được Việt Nam triển khai, bà Tamesis coi đây là một trong những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo phúc lợi và an ninh lương thực cũng như sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi.

Bà hy vọng cộng đồng quốc tế cùng đóng góp cho Một sức khỏe để bảo đảm sức khỏe con người bền vững, sức khỏe động vật bền vững, từ đó đảm bảo sức khỏe nền kinh tế bền vững.

 

Báo nông nghiệp

  
 
 
Facebook Linkedin Top