Cart

Giống gà xương đen dễ nuôi, ít bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao ở bản Cưởm

Nếu người chăn nuôi gia cầm đang muốn tìm kiếm một giống gà đặc biệt, nổi bật, không bị phụ thuộc vào giá cả thị trường thì chắc chắn gà xương đen là một giống gà đáng để bạn tham khảo. Gà xương đen không chỉ nổi bật về đặc điểm ngoại hình mà còn có chất lượng thịt chắcm thơm và ngon vào hàng bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam
Gà xương đen là giống gà H'Mông còn được gọi là gà Mông đen, chiếm được sự chú ý của người tiêu dùng nhờ đặc điểm nổi bật, chất lượng thịt cao là món đặc sản độc là của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang.
 

Chuồng trại chăn nuôi gà xương đen của chị Vi Thị Ngoan.

Chuồng trại chăn nuôi gà xương đen của chị Vi Thị Ngoan

 
Tuy nhiên giống gà này chưa được nuôi rộng rãi, chị Vi Thị Ngoan ở Bản Cưởm, xã Ngọc Đường (Tp. Hà Giang) là người đầu tiên phát triển mô hình nuôi giống gà này tại đây, không chỉ mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm mà còn là nguồn cung cấp thịt đặc sản này cho các nhà hàng để phục vụ khách du lịch.
 
Chị Vi Thị Ngoan hào hứng giới thiệu về đàn gà của mình, đây là giống gà quý, đặc điểm là cả thịt và xương đề đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít hơn nữa thịt chắc và thơm ngon, được xếp vào hàng bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam.
 
Theo chị Ngoan, gà xương đen rất dễ nuôi, ít bệnh hơn nữa còn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với giống gà bình thường. Gia đình chị đầu tư 3 gian chuồng với chi phí khoảng 60 triệu, và 15 triệu đồng tiền con giống.
 
Trong quá trình nuôi, chị sử dụng đệm lót sinh học để đảm bảo vệ sinh, trang trại sạch sẽ, không mùi. Cách làm đệm lót sinh học là dùng men sinh học trộn đều với trấu để lót chuồng gà, cứ khoảng 2 tuần thì thay đệm lót 1 lần. Thức ăn cho đàn gà chủ yếu là ngô, khoai, sắn và các phụ phẩm từ nông nghiệp. Còn kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh cho đàn gà được cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Giang hướng dẫn, đến nay gia đình chị đã nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc đàn gà theo từng giai đoạn, nhất là cách phòng bệnh cho đàn gà.
 

Thời gian phát triển

Khi bắt đầu nuôi gà giống khoảng 3 ngày tuổi, thời điểm 4 tháng tuổi gà đạt trọng lượng 1,5 - 2 kg trở lên/con, đây cũng là thời điểm gà mái bắt đầu đẻ trứng.
 

Nguồn lợi kinh tế

Chị Ngoan chia sẻ, khi xuất bán lứa gà đầu tiên với 500 con giá bán  160.000 đồng/kg cao hơn so với giống gà nuôi thả vườn khác, từ đó chị ngoan quyết định mở rộng mô hình chăn nuôi với quy mô 700 con gà thương phẩm.

Nhờ chăn nuôi gà gối lứa, trong một năm chị Ngoan xuất chuồng được 3 lứa gà thu nhập trên 200 triệu đồng. Đến nay quy mô đàn gà đã đến 1000 con, khách hàng đến tận nhà để mua gà, cung không đủ cầu. Gà thương phẩm nhà chị ngoan chủ yếu bán cho các nhà hàng và khách sạn ở các huyện vùng Cao nguyên đá, chế biến thành món ăn đặc sản của địa phương phục vụ khách du lịch.

Nhờ vào mô hình hiệu quả này nhiều người dân trong thôn đã đến học hỏi kỹ thuật chăn nuôi gà của gia đình chị phải áp dụng. Việc gia đình chị ngoan cùng người dân đưa gà xương đen về địa phương chăn nuôi và phát triển như hiện nay cho thấy đây là hướng đi phù hợp, mang tính giá trị cao cho người dân địa phương.

Phòng bệnh cho đàn gà

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" luôn là châm ngôn trong ngành thú y và cả nhân y.

Để phòng bệnh cho gà chúng ta cần lưu ý từ khi gà mới nở, Một trong những cách phòng bệnh hiệu quả nhất đó là phòng bệnh bằng vaccine cho đàn vật nuôi, cần tuân thủ lịch tiêm vaccine nghiêm ngặt để giảm nguy cơ gà mắc bệnh. Một số căn bệnh như Newcastle, Gumboro đã có vaccine tiêm phòng. Ðây đều là những căn bệnh nguy hiểm có thể phải tiêu hủy cả đàn gà. Tùy từng đối tượng nuôi cụ thể để áp dụng lịch tiêm phòng vaccine khác nhau.

Vắc-xin LASOTA (La-xô-ta)

Liên hệ ngay với VINODA để được cung cấp thông tin và giải đáp mọi thắc mắc

 

Lê Hải - báo Dân tộc và Phát triển

 

Facebook Linkedin Top