Cart

Nam sinh viên tử vong do mắc cúm gia cầm A(H5N1): Đường truyền lây là do đâu?

Ngày 23.3, bác sĩ Tôn Thất Toàn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cho biết, nam bệnh nhân B.T.Đ (21 tuổi, ngụ TX.Ninh Hòa, sinh viên một trường đại học trên địa bàn TP.Nha Trang, Khánh Hòa) mắc cúm A(H5N1) và đã tử vong. Sau đại dịch Cúm gia cầm ở Việt Nam vào năm 2003  cho đến nay đến nay đã là hơn 20 năm, nam sinh này là trường hợp mắc cúm A(H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Trước đó, vào tháng 10/2022, Phú Thọ đã ghi nhận 1 trường hợp.
 

Thông tin về ca bệnh

Chiều 24/3, Bộ Y tế đã thông báo chính thức về ca tử vong mới nhất. Theo Bộ Y tế, bệnh nhân là nam, 21 tuổi, trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Ngày 11/3/2024, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho và tự điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Ninh Hòa vào ngày 16-17/3/2024, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị với chẩn đoán viêm phổi.

Cúm gia cầm rình rập lây sang người | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Ảnh: Minh họa

Ngày 19/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm và kết quả là bệnh nhân dương tính với cúm A(H5N1). Kết quả của Viện Pasteur Nha Trang cũng xác định bệnh nhân dương tính với cúm A(H5N1).

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa đã hội chẩn Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) và Bệnh Nhiệt đới TP HCM nhưng do bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân đã tử vong vào ngày 23/3/2024.

Theo kết quả điều tra dịch tễ, trước và sau Tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở địa bàn nơi bệnh nhân sinh sống; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân ở không có gia cầm ốm, chết. Gần 90 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đang được theo dõi sức khỏe hằng ngày, chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.

Tình hình chung về cúm gia cầm

Theo WOAH và FAO, từ đầu năm 2023 đến hết tháng 1 năm 2024 đã xảy ra 8.850 vụ dịch cúm gia cầm do các chủng vi rút cúm gia cầm A/H5 gây ra. Hiện cúm gia cầm đang đe dọa đến hàng nghìn con hải cẩu và sư tử biển trển thế giới.

Tại Việt Nam, Cục Thú y thông tin, năm 2023 sẽ xuất hiện 20 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 17 huyện của 11 địa phương, với số gia cầm ốm, chết, tiêu hủy là 36.606 con.

Trong những tháng đầu năm 2024, nhiều ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 xuất hiện tại các tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình, Tiền Giang, Long An, với số gia cầm mắc bệnh, chết, buộc tiêu hủy lên tới trên 6.600 con.

Từ năm 2023 cho đến nay, trên thế giới nhiều đợt bùng lây truyền từ gia cầm sang động vật khác và đặc biệt lây nhiễm cho con người. Tỉ lệ tử vong khi mắc cúm gia cầm là rất cao(>50% với số liệu có ở Việt Nam), và chưa có thuốc điều trị cho căn bệnh này.

Tại Campuchia năm 2023 có 6 người nhiễm cúm gia cầm A/H5N1. Trong đó có 4 người tử vong. Từ đầu năm 2024 đến nay, diễn biến dịch cúm gia cầm tại đây tiếp tục diễn biến phức tạp. 

Sự nguy hiểm của cúm gia cầm

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây qua đường hô hấp. Cúm gia cầm có nhiều động lực khác nhau, đa phần các biến thể lây truyền trong cùng loài. Nhưng đối với một số loại  cúm gia cầm độc lực cao, điển hình như Cúm A/H5 thì có thể lây nhiễm cho động vật khác và đặc biệt lây truyền trực tiếp sang người. Người có thể bị lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm

Ảnh: Minh họa

Người mắc cúm A/H5 có những triệu chứng diễn biến cấp tính giống với các loại cúm thông thường, nhưng nguy hiểm hơn, như sốt cao liên tục trên 38 độ C; đau ngực, tim đập nhanh; đau họng... Virus cúm A/H5 khi tấn công vào cơ thể người sẽ xâm nhập vào tế bào chủ sau đó nhanh chóng tự nhân bản ra khắp cơ thể. Điều này khiến hệ miễn dịch của người bệnh yếu đi nhanh chóng và sau cùng là không còn khả năng chống đỡ. Các triệu chứng cúm A/H5 diễn ra nặng hơn chỉ sau nửa ngày. Lúc này, người bệnh có thể bị suy hô hấp cấp với các triệu chứng như thở nhanh, khó thở, tím tái da, thậm chí cảm thấy đau toàn thân, mê man.

Thời kỳ ủ bệnh của cúm H5N1 dài hơn thời kỳ ủ bệnh của cúm theo mùa, từ 2-8 ngày và có thể dài đến 17 ngày.

Thời kỳ lây bệnh như cúm mùa, người bệnh đào thải vi rút khoảng 1-2 ngày trước khi khởi phát và 3-5 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên có thể dài hơn, từ 7-10 ngày.

Nguyên nhân sự phân tán rộng rãi của cúm gia cầm

Sự phân tán của cúm gia cầm gần như trên là toàn thế giới. Ngay cả Nam cực, gần đây những chú chim cánh cụt tại đây đã bị đe dọa bởi căn bệnh này. 

Nguyên nhân chính cho sự việc này là ở hiện tượng chim di cư. Vào các thời điểm khác nhau trong năm, những đàn chim  sẽ có xu hướng di cư để đến nơi có thời tiết và thức ăn phù hợp hơn, đây là những 'chuyến bay miễn phí' cho virus cúm gia cầm đi khắp nơi trên thế giới.

Ca nhiễm mới đây ở Việt Nam cũng có thể là do nguyên nhân này vì biết trước đó bạn sinh viên này cũng có đi bẫy chim hoang dã. Gần đó cũng đã có ca tử vong tại Campuchia, giáp danh với biên giới Việt Nam càng làm củng cố quan điểm này.

 

 

Bộ Y tế khuyến cáo: Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

4. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.

5. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Tổng hợp

Facebook Linkedin Top