Cart

Những mô hình chăn nuôi mới nhưng hiệu quả cao

Sau đợt dịch covid-19 nhiều quốc gia đã thiệt hại nhiều về nền kinh tế, Việt Nam cũng đã mất nhiều thời gian để phục hồi sau tổn thất do dịch đem lại. Nềnn nông nghiệp chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, trong đầu năm nay giá các sản phẩm thì đi xuống trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại tăng liên tiếp khiến người chăn nuôi không dám quay lại tái đàn. Một số đã chuyển sang một số mô hình chăn nuôi động vật khác, Cũng có khó khăn nhưng cũng có những hộ đã làm giàu từ những mô hình độc lạ. Cùng VINODA điểm một số mô hình chăn nuôi nổi lên hiện nay trong bài viết này
Nuôi Dúi
 
Thịt dúi là một đặc sản, chứa nhiều dinh dưỡng, lại lạ miệng nên thu hút thực khách tại các nhà hàng, dù giá đắt đỏ. Vậy nên, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, nhiều người dân đã tìm ra hướng chăn nuôi mới này để nuôi dúi thương phẩm cung cấp cho nhà hàng. Chính vì vậy, mô hình chăn nuôi độc lạ này đã hình thành và đang phát triển ở một số địa phương.
 
Dúi là loài gặm nhấm, ưa sống trong bóng tối, thức ăn chủ yếu là thân cây tre, mía, ngô, khoai, sắn. Dúi má vàng khi trưởng thành, có cân nặng từ 4 - 5 kg/cá thể. Còn dúi mốc đại khi trưởng thành, có cân nặng từ 3 - 4 kg/cá thể. Trung bình, mỗi các thể dúi trưởng thành ăn tổng chi phí khoảng từ 1.000 - 1.500 đồng/ngày. Hiện nay, dúi má vàng thương phẩm giá bán từ 800.000 - 850.000 đồng/kg, dúi mốc đại thương phẩm từ 600.000 - 650.000 đồng/kg. Đối với dúi giống, mỗi cặp (1 cá thể đực, 1 cá thể cái) dúi má vàng có trọng lượng từ 0,3 - 0,6kg/cá thể, giá 2.500.000 đồng/cặp; mỗi cặp dúi mốc đại có trọng lượng từ 0,5 - 0,7kg/cá thể, giá 600.000 đồng/cặp. Nhiều thương lái, chủ nhà hàng hay người dân tìm đến tận trang trại để mua dúi về gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng hoặc bán cho các nhà hàng ăn uống trên địa bàn trong tỉnh; hiện nay, khi đại dịch Covit-19 đã được kiểm soát, thị trường tiêu thụ dúi đã mở rộng ra các tỉnh khác như Bắc Ninh, Hà Nội, Lạng Sơn, nhưng cũng không đủ nguồn hàng để cung cấp cho khách hàng. Năm vừa qua, mặc dù có tác động của đại dịch Covit-19, nhưng riêng đối với dúi má vàng và dúi mốc đại, không ảnh hưởng lớn nắm.
 

Anh Phạm Văn Hùng nuôi dúi tại Bắc Giang ( Ảnh Dương Đại Tiến)

Chăn nuôi động vật hoang dã nói chung và loài dúi nói riêng phải đảm bảo nguồn gốc hợp pháp và có hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật. Chuồng, trại xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Trong quá trình nuôi, đối với động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm phải đăng ký và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp mã số cơ sở nuôi theo quy định. Phải thường xuyên ghi chép, cập nhật đầy đủ sự biến động tăng, giảm số cá thể đang chăn nuôi vào sổ theo dõi và định kỳ báo cáo, chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan liên quan. Ngoài ra, để đảm bảo nguồn gốc lâm sản phợp pháp, chủ cơ sở cũng phải thực hiện đánh dẫu mẫu vật đối với loài nguy cấp, quý, hiếm và ghi chép thông tin đánh dấu và sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật theo quy định.

Nuôi lươn không bùn

Lươn là loài thủy sản rất được thị trường ưa chuộng bởi có giá trị dinh dưỡng cao.Tuy nhiên, do nhu cầu lớn và việc đánh bắt lươn tự nhiên theo kiểu tận diệt, lươn ngoài tự nhiên ngày càng ít đi. Vì thế, đây sẽ là cơ hội tốt để phát triển nghề nuôi lươn nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho người tiêu dùng và có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Lươn là mô hình chăn nuôi không quá khó, nhưng trước đây thường nuôi trong môi trường bùn để tạo nơi sống tự nhiên nhất với lươn. Tuy lươn dễ dàng tiếp cận với môi trường tự nhiên hơn nhưng việc thu hoạch lại rất khó khăn đối với chăn nuôi có bùn.

Kỹ thuật nuôi lươn không bùn Cách nuôi lươn không bùn trong bể xi măng

Việc thu hoạch nuôi lươn bùn khá là vất vả.

Nuôi lươn không bùn chỉ sử dụng giá thể, khác hoàn toàn với tập tính và môi trường sống dưới bùn đất, ưa bóng tối của lươn. Do đó, phải tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng phao quây lưới, rồi cho vào bể chất chồng lên nhau.

Với giá thể phao này, khi cho nước vào đến đâu thì dâng đến đó. Phao có 3 lớp, lớp dưới cùng để lươn đu bám, lớp giữa để lươn chui rúc tập trung vào một chỗ để trú ẩn, lớp trên cùng để lươn dễ bò lên ăn hoặc có lớp rêu ủ ấm. Nhờ lớp phao này giúp lươn ít bơi lội gây đuối sức, nhanh phát triển, tăng trọng.

 Mô hình nuôi lươn bạt không bùn của Tô Phước Mạnh (44 tuổi, ngụ xã Vĩnh Kim, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) 

Ông Mạnh cho biết, ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn là ít tốn công chăm sóc, ít tốn diện tích, đầu ra thuận lợi và giá cả luôn ổn định ở mức cao… Lươn nuôi khoảng 6 tháng có thể thu hoạch. Với 19 bể nuôi, mỗi năm ông thu hoạch 2 vụ, sản lượng đạt gần 15 tấn, giá bán từ 105.000 - 115.000 đồng/kg. Nhờ đó, ông thu lãi hơn 500 triệu đồng. Thương lái từ TP.HCM, Cần Thơ, Hậu Giang… đến mua nhiều nhất.
 
Nuôi chồn hương

Với mong muốn tìm cho mình một con nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, nhiều năm qua ông Đào Phan Tuấn (thôn 2, xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) đã bỏ nhiều công sức, tiền của đi nhiều nơi, tìm kiếm nhiều mô hình chăn nuôi để áp dụng cho chính hộ gia đình mình. Sau một thời gian tìm kiếm, mô hình nuôi chồn hương của hộ gia đình ở Miền Tây được ông lựa chọn, vì ông nhận thấy mô hình nuôi chồn hương này sẽ là con nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình. Trên thực tế, nuôi chồn hương đối với các tỉnh phía ngoài hiện nay người dân nuôi chưa nhiều, mà thị trường tiêu thụ lại rất lớn.

Năm 2022, ông bàn với gia đình và quyết định đầu tư vào mô hình nuôi chồn hương. Ông tiến hành xin cấp phép, xây dựng chuồng trại với số vốn ban đầu bỏ ra hơn 5 tỷ đồng, số vốn này được ông tích lũy sau nhiều năm đi làm ăn xa, phần khác ông vay thêm anh em, bạn bè. Ban đầu ông đầu tư xây dựng tạm 2 khu, các ô nuôi đều được làm bằng khung sắt rất chắc chắn với tổng số 200 con giống.

Tại khu chuồng nuôi chồn hương sinh sản, những con mẹ được ông thuần hóa

Tại khu chuồng nuôi chồn hương sinh sản, những con mẹ được ông thuần hóa

Ông Tuấn chia sẻ thêm: Với những kinh nghiệm của bản thân và học hỏi thêm từ những người đi trước về kỹ thuật thuần hóa, kỹ thuật chăm sóc, cách xử lý khi bị bệnh, đến thức ăn... được ông tìm hiểu cẩn thận. Có những thời điểm ông phải ra Học viện Nông nghiệp Việt Nam để tìm hiểu thêm về quy trình chăm sóc và cách phòng chống bệnh cho loại động vật này. Nuôi chồn hương không khó, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần hiểu được quy trình chăm sóc, cách phòng chống bệnh tật. Chồn hương là vật ăn tạp, chi phí thức ăn của một con chồn hương không quá 3.000 đồng/ ngày/con.

Những con chồn hương con khi sinh ra được chồn hương mẹ bảo vệ rất cẩn thận

Những con chồn hương con khi sinh ra được chồn hương mẹ bảo vệ rất cẩn thận

Có thể thấy sau hơn 1 năm đầu tư vào mô hình nuôi chồn hương, hiện trang trại của ông đã có 500 con chồn hương. Ông đã xây đựng thêm 6 khu chuồng, mỗi khu nuôi có thể tới 250 đôi được ông nhân giống tiếp. Mỗi năm chồn hương đẻ 2 lứa, mỗi lứa sinh được từ 3-4 con với giá bán từ 12- 45 triệu đồng/ 1 cặp tùy theo độ tuổi, trung bình mỗi tháng trang trại của ông bán được 40-50 cặp chồn hương giống cho các trang trại trong cả nước. Mục tiêu của gia đình là sẽ tiếp tục nhân giống đến 1.000 con giống chồn hương, nâng tổng số trên 700 con mẹ với quy mô chuồng trại rộng hơn. Trừ chi phí, thu nhập từ mô hình nuôi chồn hương của gia đình ông thu lời hơn 5 tỷ đồng/ năm, tạo được công ăn việc làm ổn định cho gia đình, mặt khác còn tạo được việc làm ổn định cho 3 lao động với mức lương 7 triệu đồng/ người/ tháng.

Nguồn: Tổng hợp

 

Facebook Linkedin Top