Cart

NUÔI TRỒNG THỦY SẢN - CÓ THỂ NUÔI NHỮNG CON GÌ?

Chăn nuôi gà, lợn đang ngày một khó khăn. Dịch bệnh liên miên, giá thức ăn chăn nuôi cao mà giá bán ra luôn ở mức thấp. Đó cũng là một trong số những lí do khiến nhiều hộ chăn nuôi chuyển đổi mô hình từ chăn nuôi gia súc, gia cầm sang nuôi trồng thủy sản. Vậy nuôi trồng thủy sản có thể nuôi những con gì?

1. Cá

Các loại cá

Nói đến nuôi trồng thủy sản bạn có thể nghĩ ngay đến cá. Cá dễ nuôi và đem lại một nguồn lợi kinh tế không hề nhỏ. Có thể kể đến như:

- Cá rô phi: Được biết đến là loài ăn tạp với rất nhiều loại thức ăn khác nhau từ động vật phù du, thực vật, bèo tấm, bèo dâu, bột cám… Cá rô phi được đánh giá là loại có giá trị kinh tế cao nên được nuôi rất phổ biến. Đặc biệt, chúng có khả năng sinh trưởng tốt, dễ nuôi ở nhiều môi trường ao, hồ, ruộng, trong lồng.

- Cá chép giòn: Loại cá chép giòn được nhiều người yêu thích bởi thịt ngon và chắc hơn so với những dòng cá chép khác. Chính vì vậy, cá chép giòn cũng được ưa chuộng để làm thực phẩm ăn uống hàng ngày. Ngoài ra, cá chép giòn cũng là loại cá ăn tạp nên rất dễ nuôi. Bạn có thể cho cá ăn nhiều nguồn thức ăn khác nhau. Cá chép có khả năng sinh trưởng nhanh nên thời gian nuôi ngắn.

- Cá basa - cá tra: Đây là 2 loại cá rất phổ biến được nuôi ở các tỉnh phía Nam. Cá basa và cá tra đều là dòng ăn tạp nên có thể ăn các loại cá con, côn trùng, giun đất, thực vật xanh, phân động vật… Ngoài ra, yêu cầu về kỹ thuật nuôi cá basa và cá tra cũng không cao, nên dễ nuôi.

- Cá chim trắng: Thêm một loại cá nằm trong danh sách nuôi cá nước ngọt cho thu nhập cao chính là cá chim trắng. Đây cũng là dòng cá ăn tạp nên nguồn thức ăn cũng rất đa dạng như nguồn thực vật xanh, tinh bột cám, côn trùng, cá con…

- Cá trắm cỏ: Cá trắm cỏ có đặc điểm thân thon dài, bụng tròn với thịt rất dai, ngọt và chắc. Cá trắm cỏ cũng rất dễ nuôi và cho hiệu quả kinh thế cao. Cá ăn các loại cỏ tự nhiên, bèo dâu, rau, các hạt ngũ cốc, ấu trùng,…

2. Tôm

Tôm cũng là một loài rất phổ biến trong nuôi trồng thủy sản. Nuôi tôm đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao.
 

Tôm mới thu hoạch

3. Cá cảnh

Chất lượng đời sống ngày càng được nâng cao nên việc làm đẹp cho không gian sống cũng theo đó mà càng được chú trọng hơn. Việc có một bể cá cảnh trong nhà hay nơi làm việc đã không còn quá xa lạ. Do đó, nuôi cá cảnh cũng là một công việc sinh lời.

Các loại cá cảnh

4. Các loại thủy sản khác

Nhóm này gồm nuôi động vật giáp xác (cua, ghẹ...), nhuyễn thể hai mảnh và các động vật thân mềm khác (hàu, vẹm, ốc hương...) và các loại thủy sản khác (rong biển, rau câu,..).

Nhóm động vật giáp xác

Rong biển cũng đem lại nguồi lợi kinh tế cao

Nên nuôi tôm hay nuôi cá?

Có lẽ đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Bạn hãy tham khảo một vài ưu nhược điểm của hai loài vật này để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé

* Ưu điểm khi nuôi cá:

- Chi phí đầu tư thiết bị ao nuôi cá thấp hơn một chút so với những trang thiết bị ao nuôi tôm

- Nuôi cá không đòi hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm nhiều như nuôi tôm

- Ngưỡng chịu đựng, chống lại dịch bệnh của cá có thể tốt hơn tôm khi thời tiết thay đổi thất thường.

* Nhược điểm nuôi cá

- Giá trị kinh tế khi nuôi cá thấp hơn tôm rất nhiều, nguồn thu lợi nhuận có thể thua xa tôm.

* Ưu điểm khi nuôi tôm:

- Tôm là mặt hàng cao cấp. Nên giá trị kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thủy sản nước ta ra thế giới.

* Nhược điểm nuôi tôm

- Chi phí làm ao, hệ thống trang thiết bị nhiều hơn khi nuôi cá

- Đòi hỏi bạn phải có kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi tôm

- Tôm rất nhạy cảm với thời tiết môi trường khi thay đổi thất thường và xảy ra dịch bệnh làm cho mức rủi ro tăng cao hơn nhiều so với nuôi cá.

Hi vọng với một vài gợi ý trên, bạn đã có thể chọn cho mình mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp nhất nhé!

Facebook Linkedin Top