RAMADAN - THÁNG ĂN CHAY CỦA NGƯỜI HỒI GIÁO
Năm nay, tháng ăn chay Ramadan 2023 sẽ diễn ra từ ngày 23/3 - 24/4/2023. Thời gian này có thể xê dịch 1-2 ngày tùy vào từng quốc gia nữa đó. Tháng này được coi là thời điểm thích hợp để ăn chay và cầu nguyện.
1. Đôi nét về tháng Ramadan
2. Ý nghĩa của tháng Ramadan
Đây được coi là trụ cột thứ tư của đạo Hồi, tháng thiêng liêng Ramazan dựa trên các nguyên tắc như tự cải tạo, thanh lọc tư tưởng, giúp đỡ người nghèo và đổi mới đức tin. Theo Kinh Qur'an thánh, đây là tháng quan trọng nhất khi Tiên tri Mohammad nhận được những câu đầu tiên của văn bản thánh. Do đó, tháng này được coi là thời điểm thích hợp để ăn chay và cầu nguyện.
Ramadan - Tháng thích hợp để ăn chay và cầu nguyện
Theo đạo Hồi, những việc làm tốt được thực hiện trong tháng Ramadan sẽ mang lại sự thịnh vượng và thành công. Ngoài ra, người ta tin rằng trong tháng lễ Ramadan, cánh cổng thiên đàng được mở ra và ma quỷ bị xiềng xích.
Một ý nghĩa khác của tháng nằm ở chiến thắng của những người Hồi giáo ở Medina trước những người Pagan ở Mecca được ghi lại trong Kinh Qur'an và Hadiths. Đó là trận chiến đầu tiên giữa hai cộng đồng - Trận Badr năm 624 CN, trong đó người Hồi giáo giành chiến thắng trước người Pagan tại chiến trường Ả Rập Saudi.
3. Tháng Ramadan, người Hồi giáo ăn uống như thế nào?
Món salad Tabbouleh được làm chủ yếu từ rau mùi tây thái nhỏ, cà chua, bạc hà, hành tây, bulgur chưa nấu chín đã ngâm và gia vị gồm dầu ô liu, nước cốt chanh, muối, tiêu ngọt
Trong tháng ăn chay, một ngày người Hồi giáo sẽ có 2 bữa chính: Suhoor (bữa ăn được phục vụ trước bình minh) và Iftar (bữa ăn được phục vụ lúc hoàng hôn)
Đậu fava - một loại thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất thường được lựa chọn làm thức ăn vào bữa Suhoor
* Bữa Suhoor: người Hồi giáo thường chọn những món ăn nhanh gọn và tương đối dễ làm như yến mạch Muesli với quả chà là và các loại quả mọng hoặc salad trứng kiểu Ai Cập với đậu fava - một loại siêu thực phẩm giàu chất xơ, protein. Ngoài ra, những thành phần giàu protein khác như hạt hạnh nhân, đậu gà và phô mai cũng được đưa vào thực đơn để cung cấp năng lượng cho một ngày dài
* Bữa Iftar: thường có cơm, món hầm, thịt nấu tại nhà, món tráng miệng và những đồ ngọt khác. Trước khi bước vào bữa ăn Iftar, người Hồi giáo sẽ bắt đầu bằng một ít quả chà là và một cốc nước lọc trước tiên (Chà là nâu đỏ được ngâm qua đêm trong sữa). Sau đó, họ sẽ dùng trái cây hoặc sữa chua nhằm giúp cơ thể khởi động lại quá trình trao đổi chất sau một ngày dài nhịn ăn. Tuy nhiên, bữa Iftar lại khác nhau ở từng quốc gia. Các loại món ăn và quy mô bữa ăn cũng khác nhau nữa đó
Món bánh Baklava được phủ đầy các loại hạt khô, bột filo và mật ong
4. Trong thời gian nhịn ăn, có được uống nước không?
Câu trả lời là không nhé, từ sau bữa ăn Suhoor người Hồi giáo tuyệt đối không được ăn thêm thứ gì ngay cả việc nốt nước miếng cũng hạn chế. Đợi đến khi bữa ăn Iftar bắt đầu thì họ mới được uống nước. Do đó, các loại nước uống chứa nhiều chất xơ hay protein, chất chống oxy hóa luôn được ưu tiên lựa chọn.
Ở Trung Đông có 2 loại đồ uống được sử dụng thông dụng đó là Jallab - một loại đồ uống ngọt làm từ quả chà là, nước hoa hồng và bột carob, hạt thông và nho khô hay Khoshaf - một món ngọt khác làm từ trái cây sấy khô luộc chín như mơ, mận, sung, chà là và nho khô.
Một số loại nước uống phổ biến được dùng trong tháng Ramadan
5. Bất kì ai cũng phải thực hiện việc nhịn ăn nghiêm ngặt trong tháng Ramadan?
Theo kinh Qur’an, những người có vấn đề về sức khỏe, người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới tuổi thành niên và những người đang đi du lịch có thể bỏ qua việc nhịn ăn đó.
6. Ramadan - Tháng ăn chay và cũng là tháng tăng cân
Lí do tăng cân rất đơn giản và dễ hiểu, do phải nhịn ăn vào ban ngày nên mọi người sẽ ăn nhiều hơn vào ban đêm dẫn đến chu kỳ trao đổi chất diễn ra chậm hơn và khiến cơ thể tích trữ chất béo thay vì đốt cháy chúng nhờ các hoạt động của cơ thể. Không những thế, bữa tối Suhoor thường có cơm, thịt nên không muốn tăng cân cũng khó lắm nha.
Một bữa ăn Iftar của người Hồi giáo
7. Điều đặc biệt gì ở tháng ăn chay Ramadan?
Ramadan không chỉ là tháng ăn chay, tháng cầu nguyện mà nó còn được biết đến là tháng của sự cho đi. Những người Hồi giáo sẽ tham gia vào các hoạt động từ thiện được gọi là zakat như quyên góp thực phẩm và tiền cho những người gặp khó khăn.
8. Eid đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan
Eid al-Fitr là một lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày đánh dấu sự kết thúc của tháng Ramadan và người Hồi giáo ăn mừng lễ Eid bằng những bữa ăn thịnh soạn bên gia đình, bạn bè. Một số gia đình, những người phụ nữ trong nhà tập trung trong bếp của họ để làm những chiếc bánh quy phủ đường được gọi là bánh quy Eid hoặc Kahk.
Những món bánh quy để đánh dấu sự kết thúc tháng Ramadan
Mỗi quốc gia, mỗi lãnh thổ sẽ có những phong tục tập quán riêng. Điều đó tạo nên sự đa dạng về văn hóa. Còn rất nhiều những ngày lễ, lễ hội đặc biệt trên thế giới. Bạn muốn biết thêm về sự kiện đặc biệt nào? Nói cho chúng mình biết để chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé!