Cart

Sự đóng góp của ngành thú y Việt Nam trong việc bảo vệ sức khỏe động vật và loài người

Ngày 11/7 được biết đến là ngày truyền thống thú y Việt Nam, là một ngành nghề đáng tự hào đóng góp lớn cho sự phát triển của xã hội, chúng tôi xin gửi tới lời tri ân sâu sắc nhất đến những người hoạt động trong lĩnh vực này

 

Lời cảm ơn

Ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam có lẽ là dịp phù hợp nhất để chúng tôi gửi tới lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những người đã và đang làm việc trong ngành Thú y. Có thể nói Thú y là một ngành vất vả và cần sự cống hiến nhiều hơn những gì chúng ta đang được biết. 
Có một câu nói rằng "nhân y cứu người, thú y cứu cả nhân loại". Trên thực tế, ngành Thú y chúng ta vừa là lá chắn, vừa là hậu phương cho sự phát triển của các sinh vật trên Trái Đất. Chúng ta điều trị bệnh, chăm sóc cho động vật, thực hiện các nghiên cứu khoa học, thúc đẩy hoạt động chăn nuôi nhằm đảm bảo nguồn lương thực và an toàn thực phẩm, vừa ngăn chặn sự lây lan các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang động vật và từ động vật sang người như vi khuẩn, vi rút và nấm... Vai trò quan trọng của ngành Thú y đối với xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng là điều không thể phủ nhận.
 

Lịch sử ngày truyền thống thú y Việt Nam

Vào ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 125/SL ấn định nguyên tắc bài trừ bệnh truyền nhiễm gia súc. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của nước ta về công tác Thú y, đánh dấu mốc lịch sử phát triển quan trọng của Thú y Việt Nam và cũng là nền tảng của hệ thống pháp luật về thú y hiện nay.

Qua quá trình hình thành và phát triển, hệ thống văn bản quản lý nhà nước chuyên ngành cũng ngày càng được hoàn thiện khi Pháp lệnh Thú y được ban hành vào năm 2004 và sự ra đời của Luật thú y năm 2016 đã đánh dấu sự phấn đấu, sự phát triển của một ngành có truyền thống lâu đời như ngành Thú y.

Để ghi nhận những cống hiến, phát huy vai trò và truyền thống của Ngành Thú y, ngày 12/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 664/QĐ-TTg về ngày truyền thống Ngành Thú y, theo đó Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 11/7 là "Ngày truyền thống của Ngành Thú y”.

 

Vai trò của ngành thú y

Chẩn đoán và điều trị bệnh: Ngành Thú y chịu trách nhiệm chẩn đoán và điều trị các bệnh lý trên động vật. Các nhà Thú y sử dụng kiến thức chuyên môn, kỹ thuật và công cụ y tế để xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Điều này giúp duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của động vật chăn nuôi.

Phòng ngừa bệnh dịch: Ngành Thú y đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh dịch trên đàn vật nuôi. Các nhà Thú y thực hiện công tác tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe định kỳ và giám sát sự lây lan của bệnh trong đàn. Họ cũng đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn về quy trình vệ sinh, dinh dưỡng và quản lý chăn nuôi để giảm nguy cơ bùng phát bệnh dịch và bảo vệ sức khỏe đàn vật.

Kiểm tra an toàn thực phẩm: Ngành Thú y đảm bảo an toàn thực phẩm từ động vật chăn nuôi đến người tiêu dùng. Các nhà Thú y thực hiện kiểm tra sức khỏe và chất lượng sản phẩm động vật, như thịt, sữa, trứng, để đảm bảo rằng chúng không chứa các chất cấm, vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh có hại cho con người. Việc kiểm tra này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và giữ vững niềm tin của người tiêu dùng.

Nghiên cứu và phát triển: Ngành Thú y cũng đóng góp vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực y tế động vật. Các nhà Thú y tiến hành nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm, phát triển phương pháp chẩn đoán và điều trị mới, và tìm hiểu về cách cải thiện chất lượng cuộc sống của động vật chăn nuôi. Các nghiên cứu này giúp nâng cao kiến thức và kỹ thuật trong ngành Thú y, từ đó cung cấp những phương pháp tốt hơn để duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh cho động vật.

Hỗ trợ chăn nuôi và phát triển nông nghiệp: Ngành Thú y hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi và nông nghiệp bằng cách cung cấp các dịch vụ y tế động vật chất lượng cao. Việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh cho động vật giúp tăng năng suất sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm. Điều này đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống trong cộng đồng nông thôn.

Tóm lại, vai trò của ngành Thú y trong việc duy trì sức khỏe và phòng ngừa bệnh cho động vật là cực kỳ quan trọng và đóng góp không chỉ vào ngành chăn nuôi mà còn đến sức khỏe con người và phát triển nông nghiệp. 

Thành tựu và thách thức

Năm 1949, tại Hội nghị Thú y toàn quốc đã vinh dự được nhận thư của Bác Hồ. Trong thư Bác viết: "Chăn nuôi rất quan trọng cho kinh tế nước nhà. Mong toàn thể cán bộ Thú y xung phong thi đua ái quốc tìm cách thiết thực phát triển và bảo vệ gia súc. Mong các anh em chú ý mấy điều sau đây:

 (1) Phải nhận thức cho rõ rệt và phải tích cực thực hiện phương châm đem chuyên môn làm việc cho nhân dân; 

(2) Phải sửa đổi lề lối làm việc theo những phương pháp mới. Gần dân, hiểu dân, tìm hiểu những kinh nghiệm của dân để phối hợp với sở trường khoa học của mình".

73 năm là một chặng đường ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành thú y vào sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hội nhập quốc tế. Đồng hành với người nông dân trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc cũng như trong thời kỳ đổi mới. Các thế hệ cán bộ thú y đã tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh góp phần tạo nguồn thực phẩm sạch, môi trường sinh thái an toàn, bảo vệ an toàn cho sức khoẻ con người.

các chiến sĩ áo trắng -niềm tự hào của đất nước việt nam - Olm

Chúng ta cũng được coi là những ' Anh hùng áo trắng'

Các thành tích chúng ta có thể kể đến như: 

- 2003: Chúng ta đã thanh toán được bệnh Dịch tả trâu bò ( Đã được OIE công nhận).

- Cũng từ cuối năm 2003: Chúng ta đối diện với Đại dịch Cúm gia cầm cùng với toàn thế giới. Đã có 56 ca tử vong trông 111 người nhiễm từ 2003 do H5N1 tại Việt Nam. Nhưng Việt Nam đã làm rất tốt các phương pháp phòng chống các năm sau đó, không còn ghi nhận các ca bệnh lây sang người từ sau 2009. Cho đến hiện tại Các chủng cúm gia cầm vẫn luôn biến đổi và đe doạ dến tính mạng con người, Nhưng với chình độ chuyên môn ngày càng tiên tiết phát triển, chúng ta luôn giữ căn bệnh này trong tầm kiểm soát.

- Năm 2006 là năm bệnh dịch lở mồm long móng xảy ra rất mạnh ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam với hàng chục nghìn gia sục bị nhiễm bệnh. Sau đó một năm, đầu năm 2007 chúng ta phải đối diện tiếp tục với bệnh Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Tai Xanh), thiệt hại hàng tỷ đồng do phải tiêu huỷ lợn bệnh. Ngành đã đối diện với rất nhiều khó khăn và thách thức vì tại thời điểm đó ý thức và kiến thức người dân chưa có. Điều kiện phòng chống còn thiếu và kém chất lượng. Nhưng bằng ý chí kiền cường và không ngừng học hỏi Ngành cũng đã đưa căn bệnh này vào tầm kiểm soát.

Năm 2019, khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam, ngành Thú y đã nỗ lực, góp phần trực tiếp để khống chế và kiểm soát thành công Dịch tả lợn Châu Phi vào cuối năm 2019, tạo điều kiện cho nuôi tái đàn lợn. Trong Năm 2023 chúng ta đã có Vacxin 'made in Việt Nam'  về căn bệnh này, cho thấy sự đột phá trong công nghệ của ngành thu y Việt Nam ta.

Với sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chẩn đoán, xét nghiệm động vật,thể hiện năng lực, đạt trình độ khoa học, kỹ thuật ngang tầm khu vực và trên thế giới, đến nay, Cục Thú y có 8 phòng thí nghiệm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam có 01 phòng thí nghiệm trung tâm, Viện Thú y Quốc gia, Phân viện Thú y miền Trung có các phòng thí nghiệm với cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu, có đủ kiến thức, kinh nghiệm để chẩn đoán được tất cả các bệnh quan trọng, kể cả các bệnh có nguy cơ lây sang người như Cúm gia cầm, Dại, Nhiệt thán, Corona,.. bằng các kỹ thuật hiện đại như PCR, Real-time PCR, giải trình tự gene.

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y (VNUA): Khẳng định vị  trí trong nghiên cứu khoa học và dịch vụ thú y - Tạp chí Chăn nuôi Việt

Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ sinh học Thú y (VNUA)

Luôn có phương chỉ nam: ' Bác sĩ nhân y cứu con người - Bác sĩ thú y cứu cả loài người'

Tất cả các phòng thí nghiệm thuộc Cục Thú y đều đạt tiêu chuẩn ISO 17025, đạt mức an toàn sinh học cấp độ II+, trong đó đã có phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương và Chi cục Thú y vùng VI được đầu tư, nâng cấp để hướng tới đạt an toàn sinh học cấp độ III.

Dịch bệnh luôn phát triển khó lường. Vì vậy trong tương lai chúng ta luôn phải chuẩn bị để đối đầu với những hoàn cảnh khó khăn nhất vì chúng ta có một sứ mệnh cao cả mà Bác để lại;

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Do đó, ngành Thú y có sứ mệnh quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe động vật và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động: Quản lý bệnh truyền lây giữa người và động vật; Phát triển chăn nuôi, giảm đói nghèo; Quản lý dịch bệnh trong buôn bán động vật, sản phẩm động vật, thủy sản trong nước và quốc tế; Sản xuất thuốc, vắc xin thú y phục vụ phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và thủy sản; Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

VINODA với tầm nhìn và sứ mệnh

Trong năm 2023, Công ty TNHH TM VINODA tự hào được trở thành đại diện khu vực miền Bắc cho thương hiệu Kemin, một thương hiệu uy tín & lâu đời đến từ Mỹ. 

Năm 2010, MEVAC, một tập đoàn sản xuất vaccine lớn và hiện đại nhất khu vực Trung Đông, tọa lạc tại Cairo, Ai Cập được KEMIN đầu tư và tạo nền tảng vững chãi để phát triển các sản phẩm vaccine chất lượng và mang những chủng thành phần mới nhất thị trường. Năm 2021, KEMIN trở thành chủ sở hữu của tập đoàn Mevac, biến Mevac thành một thành viên quan trọng trong hệ sinh thái của Kemin. Kemin hiện sở hữu hơn 500 bằng sáng chế và ứng dụng, và họ đã thay đổi tốt hơn chất lượng cuộc sống của 80% dân số thế giới mỗi ngày thông qua các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Phương châm của chúng tôi luôn là mang đến cho khách hàng những sản phẩm sinh học vì sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi cam kết đảm bảo an toàn cho cả con người và động vật, và luôn hướng tới một môi trường sống thân thiện. Sản phẩm của chúng tôi được nghiên cứu và phát triển với tiêu chuẩn cao nhất, nhằm đảm bảo rằng mọi người có thể yên tâm khi sử dụng. Chúng tôi cam kết đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và bảo vệ môi trường sống.
 

Kết luận

Tóm lại, ngành Thú y đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe động vật, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa bệnh, kiểm tra an toàn thực phẩm và nghiên cứu phát triển. Đó là một ngành nghề không thể thiếu để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng.
 
Ngành Thú y xứng đáng được tôn vinh với vai trò quan trọng và không thể thiếu của nó. Họ đóng góp to lớn vào bảo vệ sức khỏe động vật, phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhờ kiến thức chuyên môn và kỹ thuật y tế, họ chẩn đoán và điều trị bệnh, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của động vật chăn nuôi. Cũng có thể nói họ là những người hùng vô danh đảm bảo sức khỏe của động vật và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Facebook Linkedin Top