Cart

Tại sao việc kiểm soát giết mổ trong chăn nuôi lại gặp nhiều khó khăn như vậy?

Tại sao việc kiểm soát giết mổ trong chăn nuôi lại gặp nhiều khó khăn như vậy? Liệu nhà nước đã có hướng đi nào để giải quyết?
Cục thú y cho biết, trong công tác kiểm soát giết mổ còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. 
 
 

Một số lý do chính: 

 
Nhà máy kiểm soát giết mổ công suất 3000 con/ngày tại Tp.HCM
 
1. Chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm trên 50%.
2. Số hộ giết mổ động vật trong khu dân cư còn nhiều, phân bố rải rác trên địa bàn huyện.
3. Giao thông đi lại để phục vụ công tác kiểm tra, điều tra, còn gặp nhiều khó khăn, nhất là các tỉnh miền núi.
4. Không đủ cán bộ có chuyên môn và được đào tạo để thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát.
5. Việc thu phí giết mổ không đủ trả công cho nhân viên thực hiện nhiệm vụ kiểm soát giết mổ.
6. Các địa phương phía bắc có rất ít cơ sở giết mổ động vật tập chung, chủ yếu là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, việc kiểm soát từ đó gặp nhiều khó khăn hơn, công tác quản lý giám sát không hiệu quả hoặc thậm trí là không được thực hiện.
 
Như chúng ta đã biết việc quản lý giết mổ động vật đang ngày càng trở nên quan trọng, việc này nhằm kiểm soát dịch bệnh vì lợi ích chung của người dân Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Xét trên ví dụ của đợt dịch tả lợn Châu phi đã cho chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của công tác kiểm soát giết mổ, kiểm soát dịch bệnh. Vậy nên đây không chỉ là trách nhiệm của cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm chung của người chăn nuôi, để bảo vệ đàn gia súc của các hộ chăn nuôi khác cũng là bảo vệ đàn gia súc của mình. 
Bên cạnh đó chúng ta có thể thấy các nỗ lực trong việc kiểm soát dịch đang ngày một nâng cao, như việc đưa nhà máy giết mổ công suất 3000 heo/ngày được đưa vào hoạt động tại TP.HCM , Đến đầu năm 2023 UBND tỉnh Thanh Hoá ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP).
 
Nguồn: Nhà chăn nuôi
 
Facebook Linkedin Top