Cart

TIÊU HỦY 2.500 CON GIA CẦM MẮC H5N1 TẠI VINH - NGHỆ AN

Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện của 4 tỉnh.

Ngay sau khi có kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng III cho thấy mẫu bệnh phẩm gà của hộ ông Nguyễn Xuân Trường (xã Nghi Ân) dương tính với H5N1, UBND xã đã phối hợp tiêu hủy tổng đàn gà 2.500 con gà của gia đình. Từ đầu năm đến nay, cả nước đã xảy ra 4 ổ dịch cúm gia cầm tại 4 huyện của 4 tỉnh.

Ảnh: Tiêu hủy gà
 
Trang trại nuôi gà của anh Trường tại xã Nghi Ân vừa có 500 con gà đẻ bị chết đồng loạt, có dấu hiệu bệnh cúm H5N1. Ngay sau đó, UBND xã đã báo cáo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Vinh cử cán bộ kỹ thuật kiểm tra, lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Chăn nuôi Thú y Nghệ An, Chi cục Thú y vùng III xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, mẫu bệnh phẩm nhà anh Trường dương tính với H5N1. UBND xã Nghi Ân đã phối hợp tổ chức tiêu hủy toàn bộ tổng đàn 2.500 con gà của gia đình (gồm 900 con gà đẻ và 1.600 con gà 1 tháng tuổi, tổng trọng lượng 1.830 kg, thiệt hại khoảng 200 triệu đồng). Được biết toàn bộ tổng đàn gia cầm của gia đình chưa được tiêm phòng vắc-xin H5N1.
 

Xuất hiện ổ dịch trên địa bàn, xã Nghi Ân đã và đang làm gì?

- Thực hiện tiêu độc khử trùng theo quy định
- Công bố dịch và cắm biển khu vực có dịch trên địa bàn
 

Cắm biển báo khu vực nhiễm H5N1

- Phát thông báo khẩn trên hệ thống loa của xã 
- Tuyên truyền để người dân nắm bắt thông tin và chủ động phòng chống dịch bệnh
- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi gia cầm phun tiêu độc khử trùng, rắc vôi bột, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi
- Trạm Y tế xã cũng đã ra Thông báo tuyên truyền về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cúm từ gia cầm sang người.
Trên địa bàn xã hiện có khoảng 55 hộ chăn nuôi gia trại, có khoảng hơn 200.000 con gà và nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đáng lo ngại là hiện nay, ngoài một số gia trại đã chủ động tiêm phòng vắc-xin H5N1, thì vẫn còn một số chưa tiêm, khả năng nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao; và đặc biệt có khả năng lây lan sang các địa bàn lân cận các xã Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Kim, Nghi Phú và Hưng Lộc.
Hiện xã đang đề xuất Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Phòng Kinh tế, UBND thành phố Vinh xem xét có cơ chế hỗ trợ công tác tiêu hủy và phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn xã, hỗ trợ hộ dân chăn nuôi tiêm vắc-xin phòng bệnh H5N1 và hỗ trợ cho hộ gia đình bị thiệt hại.
 

Dấu hiệu nhận biết đàn gia cầm bị cúm H5N1?

Gia cầm mắc H5N1 chia làm 3 thể: Thể quá cấp, thể độc lực cao, thể độc lực thấp.
- Thể độc lực thấp: Trên gà: Mệt mỏi, có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp, thể độc lực thấp cũng biểu hiện các triệu chứng của thể độc lực cao như mào tích tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể lên đến > 50%. Trên vịt và ngỗng không có biểu hiện lâm sàng....
- Thể độc lực cao: 
+ Sốt cao từ 40oC trở lên
+ Xù lông, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ
+ Đầu mặt sưng, phù quanh mắt. Mào tích xưng xuất huyết
+ Xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân
+ Có triệu chứng hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt rãi
+ Có triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh
+ Phân xanh, phân trắng
+ Vịt ngỗng chủ yếu bị các triệu chứng thần kinh, vẹo cổ, run rẩy, mệt mỏi nhẹ,...
- Thể quá cấp:
+ Gia cầm chết nhanh đột ngột
+ Chưa có biểu hiện lâm sàng về bệnh lí
- Thể độc lực thấp:
+ Gà mệt mỏi có triệu chứng hô hấp nhẹ, thở khò khè, ho nhẹ. Trong một số ít trường hợp thể này cũng biểu hiện triệu chứng của thể độc lực cao như mào tím tái, giảm đẻ, tỉ lệ chết có thể >50%
+ Vịt và ngỗng không có biểu hiện lâm sàng
Facebook Linkedin Top