Cart

VƯỢT QUA CẢ KỈ BĂNG HÀ NHƯNG LẠI KHÔNG TỒN TẠI ĐƯỢC VỚI LOÀI NGƯỜI!

Tê giác trắng bắc phi là 1 trong 2 phân loài của tê giác trắng (phân loài còn lại là tê giác trắng nam phi). tổ tiên của chúng đã tồn tại cách đây 55 triệu năm nhưng đến năm 2018 chính thức loài này đã vào danh sách tuyệt chủng vì sự ra đi của con đực cuối cùng.
Tê giác trắng miền Bắc có xu hướng sống thành bầy đàn từ một đến bảy con, mặc dù chúng là những động vật to lớn. là động vật ăn cỏ và rất hiền lành.  Từng có gần 3000 cá thể tại năm 1919 sinh sống trên thế giới nhưng chỉ sau hơn 60 năm số lượng cá thể trong tự nhiên chỉ  là 15. 

                                                                                                                                           Ảnh:Mô hình của CollechA
 
Tê giác trắng phía Bắc trắng  trước đây là dao động trên không phận phía tây bắc Uganda, miền nam Nam Sudan, phía đông của nước Cộng hòa Trung Phi, và nước Cộng hòa Dân chủ Đông Bắc của Congo phạm vi của nó có thể mở rộng về phía tây là hồ Chad và Cameroon.Những kẻ săn trộm làm giảm dân số của chúng từ 500 đến 15 trong những năm 1970 và 1980. Từ đầu những năm 1990 đến giữa năm 2003, dân số bị thu hồi cho hơn 32 loài động vật. Khảo sát năm 2000 cho thấy dân số đã bắt đầu hồi phục, với 30 loài động vật khẳng định trong năm 2000. Kể từ giữa năm 2003, săn trộm đã được tăng cường và giảm các quần thể hoang dã để chỉ 5-10 động vật sống trong Vườn quốc gia Garamba.

                                                                          Uintatherium: là loài khủng long đươc cho răng là tổ tiên loài tê giác

 
TẠI SAO LẠI BỊ SĂN BẮT NHIỀU TỚI VẬY
 
Theo sách cổ, sừng tê giác có vị đắng, chua, mặn, tính hàn, đi vào 3 kinh tâm, can, vị; có tác dụng mát huyết, giải ôn độc và định kinh; được dùng khi bị sốt cao đưa đến điên cuồng hoặc mê man, sốt vàng da, thổ huyết, nhức đầu, ung độc, hậu bối… Nhưng từ những gì được ghi trong sách cổ, sừng tê giác theo thời gian được dùng theo kinh nghiệm dân gian và được đồn đại, truyền miệng cho đến nay, những tác dụng của sừng tê giác được gán ghép, nhân nhiều lên, thổi phồng để trở thành huyền thoại chữa được “bá bệnh”. Như sừng tê giác chữa được nhiều loại ung thư là loại nan y hoặc chữa một cách thần sầu bệnh yếu sinh lý, liệt dương ở nam giới. Và vì thế, sừng tê giác trở thành một vị thuốc rất đắt tiền (hiện nay chỉ thua loại ma túy đắt nhất), và tê giác bị săn lùng, bị tận diệt một cách không thương tiếc .

 

 
Với 1 số thông tin, giá thị trường tê giác trắng rơi vào 75000 usd/1kg ( hơn 1 tỷ 700 triệu) thì không chỉ tàn sát loài động vật quý hiếm này mà tính mạng của nhưng người bảo vệ loài động vật này cũng bị đe doạ.

 

 
 
THỜI GIAN TẬN DIỆT CỦA LOÀI ĐỘNG VẬT NÀY
 
Năm 2006, bốn con tê giác sống trong Vườn quốc gia Garamba là những con tê giác hoang dã cuối cùng được biết đến theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2008 nó đã được báo cáo rằng các phân loài có thể bị tuyệt chủng trong tự nhiên vì đã không nhìn thấy trong bốn cá thể còn lại được biết đến từ năm 2006 và các dấu hiệu của chúng kể từ năm 2007. Theo báo cáo chính thức sau năm 2009 cả thế giới chỉ còn 9 con và được nuôi trong khu bảo tồn, đã được đưa vào danh sách tuyệt chủng trong tự nhiên, nhưng qua một thời gian số lượng chỉ còn  xuống 4 cá thể.

                                            Ảnh: những cá thể cuối cùng được bảo vệ 24/7

 
Sau đó bốn con tê giác trắng phương bắc, đã được đưa trở về Kenya, vùng đất tổ tiên của chúng từ một vườn thú của Cộng hoà Séc, với mục đích sinh sản để tránh sự tuyệt chủng loài động vật quý hiếm này. Hai con đực và hai con cái đã làm một hành trình dài 7.300 km từ vườn thú Dvur Kralove (Séc) đến khu dự trữ Ol Pejeta, dưới châ núi Kenya, thông qua một dự án có tên là "Cơ hội sống sót cuối cùng''.Tinh trùng của những con đực sinh ra ở Dvur Kralove đã được bảo tồn tại Viện nghiên cứu vườn thú và động vật hoang dã Leibniz (IZW) ở Berlin, Đức.
 
Đến năm 2018, Sudan, con đực cuối cùng đã nằm xuống, chính thức có sự tuyệt chủng của loài tê giác trắng phương bắc này.

   Ảnh: người chăm sóc sudan đã ở bên cạch nó đến giây phút cuối cùng thọ 45 tuổi ( 90 tuôi khi đổi sang tuổi người)

 
Sudan bị thoái hóa cơ và xương do tuổi già. Da nó có nhiều vết thương rộng và chân phải phía sau của nó có một mảng nhiễm trùng sâu. Khi phát hiện con tê giác không thể đứng dậy hôm qua, các nhân viên chăm sóc buộc phải tiêu hủy nó.

Cùng với hai con tê giác cái còn sống, Sudan là một phần trong nỗ lực nhằm cứu phân loài của nó khỏi nguy cơ tuyệt chủng sau hàng thập kỷ bị săn trộm. Cái chết của Sudan có thể kết thúc sự tồn tại của phân loài, nhưng các nhà khoa học đã thu thập vật liệu di truyền và hy vọng áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tạo thêm nhiều tê giác trắng nữa.

Ảnh: 2 cá thể cái cuối cùng của loài này 

HY VỌNG TRONG TƯƠNG LAI

Loài này vẫn còn hy vong, khi thế giới đã có các kỹ thuật tiên tiến, và hơn hết có những nhà khoa học yêu thương chúng và đang nỗ lực để cứu lấy quần thể loài này. 
 
“Ngay bây giờ nghe có vẻ bất lực. Nhưng chúng ta có vẫn có cơ hội khá rõ ràng. Chúng ta chỉ cần hỗ trợ. Hành tinh này thật sự mong manh đến mức đáng kinh ngạc. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ”, Hildebrandt(một người nỗ lực không ngừng trong việc cứu loài động vật này) khẳng định
 
HỒI KẾT: Không chỉ loài này có rất nhiều loài khác đã tuyệt chủng và bên bờ tuyệt chủng. hơn ai hết chính con người là tác nhân chính của sự việc này, và chính chúng ta sẽ là người gánh chịu cho những hành vi của mình. Hildebrandt chỉ ra rằng bảo tồn tính toàn vẹn của các loài và hệ sinh thái then chốt là một vấn đề sức khỏe cộng đồng: “Chúng ta có thể gặp nhiều đại dịch hơn khi các hệ thống tan vỡ”
Hãy chung tay bảo vệ nhưng loài động vật này cũng như bảo vệ chính chúng ta.
 
 
 
 
 
 
Facebook Linkedin Top