Cách chăm sóc chuột Hamster (chuột lang)
Hamster là loài gặm nhấm nhỏ, dễ thương. Chính vì lẽ đó mà ngày nay, bên cạnh việc nuôi chó mèo làm Pet, việc nuôi một chú chuột Hamster làm Pet cũng không còn quá xa lạ. Tuổi thọ trung bình của hamster tương đối ngắn, khoảng 1-2 năm, nhưng chúng có thể sống đến 5 năm nếu được chăm sóc tốt. Hamster thường là động vật sống về đêm, thích đào hang và tích trữ thức ăn. Nếu bạn là một "cú đêm", thì bạn và Hamster chính là trời sinh một cặp rồi đó.
Loài hamster phổ biến nhất là Syria, hay còn được gọi là hamster vàng. Hamster Syria có thể có lông ngắn hoặc dài trông khá giống gấu bông. Ngoài ra, Dwarf hamster cũng khá phổ biến.
Nhà ở của Hamster
Kích thước
Để nuôi một chú Hamster thì chắc chắn bạn không thể thiếu một ngôi nhà cho chúng. Kích thước chuồng nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kích thước của anh bạn Hamster, kinh phí,.. Nhưng kích thước càng lớn thì chú chuột của bạn càng cảm thấy thoải mái. Chuồng nuôi nên có kích thước 150 inch sàn (khoảng 381cm). Bạn có thể tự thiết kế một ngôi nhà cho chúng bằng các vật liệu dễ kiếm, tiện dụng như lồng dây, bể cá hoặc hộp nhựa miễn là chúng tạo ra một ngôi nhà an toàn. Và phải đảm bảo không không để hở một khoảng trống quá lớn vì Hamster là "một tay vượt ngục cừ khôi" đấy.
Nhà ở phải thông thoáng để không khí trong lành. Điều này ngăn ngừa sự tích tụ mùi từ nước tiểu, phân và thức ăn hư hỏng. Trong một số trường hợp, bạn không nên nuôi chung Hamster với nhau, vì chúng có thể tranh giành lãnh thổ dẫn tới "anh em tương tàn".
Vật liệu lót chuồng
Vật liệu lót chuồng ưa thích bao gồm giấy lót chuồng, cỏ khô và giấy thơm giúp ngăn ngừa mùi phân, nước tiểu. Nếu bạn không tìm mua được giấy thơm, thì việc sử dụng tạm thời giấy vệ sinh hoặc khăn giấy trắng không mùi cũng không tồi đâu nhé.
Không sử dụng gỗ tuyết tùng hoặc gỗ thông, vì chúng có chứa dầu thơm rất dễ gây kích ứng da và niêm mạc của chuột. Vật liệu làm tổ thương mại (thường được làm từ vải, bông) không được khuyến khích vì chú chuột của bạn có thể ăn phải dẫn đến tắc ruột.
Nên thay vật liệu lót chuồng 1-2 lần một tuần với độ dày vừa đủ để chuột lang có thể đào hang. Hamster thường tìm kiếm những khu vực vắng vẻ, yên tĩnh để ngủ, vì vậy nơi ẩn náu đặc biệt quan trọng trong môi trường sống của chúng đấy.
"Làm giàu môi trường sống"
Hamster thích đồ chơi và sử dụng chúng để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, từ nhai, leo trèo, khám phá, đào hang và ẩn nấp. Nhiều chủ sở hữu chuột Hamster sử dụng túi giấy, hộp các tông có khoét lỗ và cuộn khăn giấy để cung cấp thú vui cho chuột lang của họ. Đường hầm đầu nối rắn cũng được sử dụng để giúp môi trường sống phong phú hơn. Nhưng lưu ý bạn cần làm sạch chúng hàng tuần để anh bạn không mắc bệnh vì lí do môi trường không được sạch nhé.
Hamster thường thích chạy trong bánh xe tập thể dục. Đây vừa là một cách giúp anh bạn giải trí mà lại nâng cao tinh thần thể dục thể thao - tránh béo phì. Đảm bảo chỉ cung cấp bánh xe có bề mặt chạy chắc chắn, không gồ ghề để tránh làm anh chàng bị thương.
Hầu hết các bác sĩ thú y khuyên bạn nên dùng các khối hoặc que nhai được thiết kế đặc biệt cho các loài gặm nhấm để làm giàu môi trường, cũng như giúp giữ cho răng khỏe mạnh. Việc luân phiên đồ chơi thường xuyên có thể khiến chuột Hamster tham gia một cách hào hứng và không cảm thấy nhàm chán.
Nhiệt độ
Nhiệt độ lồng thích hợp là 16 - 27oC với độ ẩm tương đối khoảng 40-70%. Ở nhiệt độ dưới 5oC, chuột có thể chuyển sang trạng thái uể oải, tương tự như ngủ đông.
Chế độ ăn của chuột Hamster
Hamster hoạt động rất tốt với chế độ ăn công nghiệp , thức ăn viên hoặc khối, chứa khoảng 16% protein. Oxbow và Kaytee là những nhãn hiệu dạng viên hoặc khối được Hamster ưu thích. Nhưng trước tiên bạn cần làm việc với bác sĩ thú y trước, để xác định nhu cầu calo của anh bạn dựa trên kích thước và sức khỏe của chúng. Nhưng hầu hết các hamster đều yêu cầu ⅛-⅓ cốc thức ăn viên mỗi ngày.
Chế độ ăn dựa trên các loại hạt được “xây dựng theo công thức” và bán cho chuột lang, nhưng chúng nên được sử dụng một cách tiết kiệm và chỉ bổ sung cho thức ăn viên. Chế độ ăn dựa trên các loại hạt không cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và thường dẫn đến béo phì và thiếu vitamin E.
Hamster có thể được bổ sung thêm trái cây và rau quả, nhưng những thực phẩm này không nên là thức ăn chính trong thực đơn của chúng. Hamster thích: Cỏ, cà rốt, táo, nho khô, đậu Hà Lan, hạt tiêu, dưa leo,...
Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột có thể dẫn đến rối loạn đường ruột và tiêu chảy, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tử vong. Do đó, nếu muốn cho chú chuột của bạn chuyển sang chế độ ăn mới, hãy thực hiện một cách từ từ thôi nhé.
Vấn đề sức khỏe
Việc thăm khám thú y hàng năm là điều cần thiết để duy trì sức khỏe cho hamster của bạn. Bác sĩ thú y của bạn sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng, ghi lại trọng lượng, kiểm tra bệnh răng miệng và xem xét chế độ ăn uống và chăm sóc của bạn đã hợp lí chưa. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu, có thể sử dụng dịch vụ cắt tỉa móng hoặc yêu cầu làm các xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh.
Hamster có sự khác biệt về giải phẫu so với các loài gặm nhấm khác. Điều này có thể khiến các Sen bối rối. Các tuyến sắc tố nổi lên trên hông của chúng, có thể trông giống như rụng lông hoặc các khối u. Đây là những tuyến mùi hương và không phải là một tổn thương hoặc viêm da đâu nhé. Để an tâm hơn, tốt hơn hết bạn nên nhờ bác sĩ thú y kiểm tra xem các tuyến có đối xứng nhau không hay có điều gì bất thường không.
Giống như nhiều loài săn mồi khác, chuột Hamster có thể che giấu bệnh tật cho đến khi bệnh tiến triển nặng. Hamster khỏe mạnh thường lanh lợi, có đôi mắt sáng. Chúng thích khám phá môi trường xung quanh và có một bộ lông sạch sẽ, sáng bóng, không bị chảy dịch mũi hoặc mắt, móng và răng có chiều dài bình thường. Hãy gọi cho bác sĩ thú y ngay lập tức nếu bạn thấy chú chuột của mình có các dấu hiệu như hôn mê, khó thở, chảy nước mũi, hắt hơi, giảm cảm giác thèm ăn, thay đổi hành vi hoặc bất kỳ sự thay đổi nào khác.
Các bệnh thường gặp của chuột lang bao gồm: Áp xe túi má và áp xe, Các vấn đề về hô hấp, tiêu chảy do chế độ ăn kiêng, béo phì, vết thương ngoài da, Bệnh răng miệng, Các vấn đề về mắt, Viêm da - bệnh hắc lào, bệnh sùi mào gà, Sỏi bàng quang, Bệnh tim, ung thư,..
Một số bệnh của chuột hamster là bệnh lây truyền từ động vật sang người. Nếu có nghi ngờ đó là bệnh truyền lây giữa người và động vật, bạn phải báo cho cơ quan có thẩm quyền ngay lập tức. Bao gồm một số bệnh như: Bệnh Tularemia - là bệnh gây ra bởi vi khuẩn, ảnh hưởng tới cả động vật và con người. Bệnh do virus Lymphocytic choriomenigitis - người nhiễm virus này qua phân, nước tiểu hoặc đờm của chuột gây ra bệnh viêm não. Bệnh nấm da, sán dây, bệnh xoắn khuẩn hay bệnh vàng da, bệnh nhiễm khuẩn đường ruột,..
Tuy nhiên, Hamster cũng có thể mắc bệnh từ người, đáng chú ý nhất là vi rút cúm và virus COVID-19. Vì vậy, để tránh lây nhiễm chéo, nếu bạn bị bệnh hoặc chú chuột của bạn bị bệnh, hãy tránh tiếp xúc gần. Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có những lời khuyên hữu ích nhé.
Nhu cầu vệ sinh
Cả bát đựng thức ăn và khay đựng nước phải được rửa sạch và cung cấp thức ăn tươi hàng ngày. Hầu hết các chú chuột lang sẽ uống nước từ một chai nước được đặt bên cạnh lồng bằng vòi liếm. Chuồng nên được làm sạch hàng tuần hoặc khi cần thiết. Việc tiếp xúc thường xuyên với các điều kiện không đảm bảo vệ sinh là điều khó chịu đối với hamster và có thể dẫn đến nhiễm trùng da, mắt và đường hô hấp. Đảm bảo chừa 1 - 2 góc chuồng để tiện đi tiểu / đại tiện, xa chỗ ngủ và chỗ ăn. Giữ gìn vệ sinh càng tốt, thì anh chàng nhà bạn càng ít mắc bệnh đó.
Bạn cũng có thể làm sạch chuồng bằng thuốc tẩy pha loãng (1 phần thuốc tẩy với 10 phần nước) để vệ sinh lồng. Nhưng lưu ý lồng phải được xả kỹ bằng nước sạch và lau khô trước khi cho chuột hamster quay trở lại để tránh kích ứng da và hô hấp.
Bộ lông của chuột lang nên được chải thường xuyên, đặc biệt là những giống lông dài. Hamster cũng yêu cầu cắt móng định kỳ. Liên hệ với bác sĩ thú y nếu móng của chúng phát triển quá mức hoặc trông bất thường. Bạn cũng nên quan sát, theo dõi sự phát triển của chúng xem đó có phải là sự phát triển bình thường hay không. Kiểm tra răng định kì để tìm bệnh răng miệng và kiểm tra đuôi của chúng để tìm sự tích tụ phân hoặc bị dính nước tiểu không nhé.
Hamster thường giữ mình sạch sẽ và không cần tắm thêm bằng xà phòng và nước, trừ khi có sự khuyến cáo của bác sĩ thú y. Tuy nhiên, một số hamster, đặc biệt là giống Dwarf, thích tắm cát thường xuyên, bạn nên sử dụng các sản phẩm cát chinchilla . Điều quan trọng là phải loại bỏ cát trong lồng khi chúng tắm xong để không phải là tác nhân gây kích ứng đường hô hấp thường xuyên.
Cách cư xử với một chú chuột Hamster
Hamster là loài ăn đêm và dễ sợ hãi nếu bị đánh thức đột ngột. Chúng không có thị lực tốt. Hamster sẽ cắn khi sợ hãi hoặc hòa nhập xã hội kém. Do đó, chúng thường không thích hợp làm vật nuôi cho trẻ nhỏ. Hãy trang bị cho mình một chút kiến thức trước khi muốn nuôi một bé Hamster làm Pet nhé.
Hamster cũng có thể cắn nếu bị đối xử thô bạo, giật mình hoặc cảm thấy ốm yếu. Cách giữ một chú chuột an toàn là bạn phải sử dụng hai tay, ban đầu hãy vuốt ve nhẹ nhàng để chúng cảm thấy bạn không nguy hiểm. Sau đó, nhẹ nhàng nắm chắc phần cổ của chúng (Do có túi má nên chuột hamster có rất nhiều da thừa xung quanh cổ). Tuy nhiên, bạn chỉ nên kéo dài hành động này trong vài phút vì để lâu chúng sẽ cảm thấy rất khó chịu.
Để bắt đầu làm quen với một chú chuột hamster mới hoặc non, hãy bắt đầu bằng cách đưa ra những món ăn vặt có giá trị dinh dưỡng cao. Tiếp xúc hàng ngày là điều quan trọng để chúng quen hơn với sự xuất hiện của bạn và trở nên thân thiện, gần gũi hơn. Bạn có thể luân chuyển đồ chơi thường xuyên để chúng không bị nhàm chán, dọn dẹp vệ sinh "nhà ở" của chúng để anh bạn có một môi trường sống sạch sẽ,.. Sự tương tác hàng ngày này nên bắt đầu theo từng giai đoạn, dần dần tăng tần suất và kéo dài thời gian, nếu hamster đồng ý.
Nuôi một chú chuột Hamster làm Pet không phải là một việc đơn giản nhưng cũng không quá khó khăn. Chỉ cần bạn trang bị cho mình một chút kiến thức, cộng với tình yêu thương của bạn. Thì mọi việc đều có thể trở nên dễ dàng đó.