Cart

Sử dụng hiệu quả thuốc điều trị bệnh hô hấp ở chó mèo

Thuốc dùng để điều  trị các bệnh về đường hô hấp thuộc  nhiều loại: thuốc giảm ho, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm và thuốc thông mũi. Thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm cũng rất quan trọng trong điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp.

Tóm tắt:

  • Có thể ứng dụng nhóm thuốc giảm đau opioid với liều thấp hơn liều giảm đau để làm thuốc giảm ho ở động vật.
  • Thuốc kháng sinh không phải là sự lựa chọn đầu tiên cho các bác sỹ thú y trong điều trị bệnh ở đường hô hấp, chỉ sử dụng kháng sinh khi thực sự xuất hiện nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc kế phát bệnh do vi khuẩn gây ra.
  • Để điều trị hiệu quả các bệnh ở đường hô hấp, cần phối hợp giữa các nhóm thuốc với nhau, nắm rõ liều sử dụng và công dụng của thuốc để không gây nguy hiểm cho động vật điều trị.

 

Thuốc điều trị rối loạn phổi và đường hô hấp

Thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp thuộc nhiều loại: thuốc giảm ho, thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm và thuốc thông mũi. Thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm cũng rất quan trọng trong điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp.

1.Thuốc giảm ho

Thuốc giảm ho làm giảm phản xạ ho. Hầu hết các thuốc giảm ho đều là chất gây nghiện tác động trực tiếp lên phần não gây ho, hành não như:

Morphine: là thuốc giảm ho hiệu quả,liều lượng thấp liều dùng để giảm đau hay an thần. Tuy nhiên, nó không được sử dụng phổ biến do có nhiều tác dụng phụ => Buồn nôn, nôn mửa, táo bón, thay đổi hành vi, hạ huyết áp và nhịp tim, thở chậm và co giật.

  • Không kê thuốc Morphine cho mèo do có thể gây tăng thân nhiệt và hưng phấn hệ thần kinh.

Codeine: Khóa thụ thể opioi ở não, giảm cảm giác muốn ho

Hydrocodone: tương tự như codeine nhưng mạnh hơn.

Dextromethorphan về mặt kỹ thuật không phải là một loại thuốc phiện vì nó không hoạt động giống như vậy trong cơ thể và không gây nghiện hoặc giảm đau. Khóa thụ thể NMDA và sigma-1 ở não, giảm cảm giác muốn ho

Butorphanol: là một loại thuốc opioid có tác dụng chống ho bằng cách khóa các thụ thể opioid ở não,

Liều sử dụng:

Morphine: Chó: 0,8mg/kg tiêm tĩnh mạch, sử dụng 5-10 ngày.

Codeine: Chó : 1-2mg/kg đường uống, lặp lại mỗi 6-10 tiếng

Hydrocodone: Chó: 0,25mg/kg đường uống, lặp lại mỗi 6-12 tiếng

Dextromethorpan:

  • Chó: 0,5-1mg/kg đường uống, lặp lãi mỗi 8-12 tiếng
  • Mèo: 1-2mg/kg đường uống, lặp lại mỗi 8-12 tiếng

Butorphanol:

Chó: 0,05-0,1mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da, lặp lại 6-12 tiếng;

0,55-1,1mg/kg đường uống.

 

2,Thuốc giãn phế quản

Khi việc thở trở nên khó khăn do các cơ xung quanh đường thở co lại. Thuốc giãn phế quản làm giảm sự co thắt này bằng cách thư giãn các cơ, giúp mở đường thở và cho phép không khí di chuyển vào và ra khỏi phổi dễ dàng hơn. Thuốc giãn phế quản cũng có thể giúp giảm viêm và làm sạch chất nhầy trong phổi. Có một số loại thuốc giãn phế quản.

-Thuốc chủ vận beta-adrenergic tác dụng điều trị các bệnh co thắt phế quản. Tác dụng làm thư giãn cơ trơn phế quản, giảm phản ứng viêm ở đường thở và giúp lông mao làm sạch chất nhầy khỏi đường hô hấp.

Tên hoạt chất: Albuterol, Terbutaline,…

Liều sử dụng:

Albuterol:

  • Chó: 0,05mg/kg đường uống, lặp lại cách 8 h
  • Ngựa: 8mcg/kg đường uống, lặp lại cách 12 h

Terbutaline:

  • Chó, mèo: 0,1mg/kg tiêm dưới da, liều 4 tiếng hoặc 0,03mg/kg đường uống, liều 8 tiếng
  • Ngựa: 0,0033mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc 0,2-0,6 mg/kg đường uống, liều 12 tiếng

-Các methylxanthines cũng được sử dụng làm thuốc giãn phế quản. Làm thư giãn các cơ trơn phế quản, kích thích hệ thần kinh trung ương và kích thích nhẹ tim. Methylxanthines cũng làm giảm phản ứng viêm ở đường hô hấp và giúp lông mao làm sạch chất nhầy khỏi hệ hô hấp.

Tên hoạt chất: Theophylline, Aminophylline

Liều sử dụng:

Theophylline (đường uống):

  • Chó: 5-7 mg/kg/8 h
  • Mèo: 3mg/kg/12 h
  • Ngựa: 10-15 mg/kg/12 h

Aminophylline (đường uống):

  • Chó: 10 mg/kg/8 h
  • Mèo: 5 mg/kg/12 h
  • Ngựa: 15 mg/kg/12 h

-Thuốc kháng cholinergic là thuốc giãn phế quản, hoạt động bằng cách làm giảm độ nhạy cảm của các thụ thể kích thích và ức chế cơ trơn trong đường hô hấp.

Tên hoạt chất: Atropin, Glycopyrrolate.

Liều sử dụng:

  • Atropine: 0,04mg/kg
  • Glycopyrrolate: 10mcg/kg tiêm tĩnh mạch, ngày 1 lần

 

3. Thuốc kháng viêm

Glucocorticoids (một loại corticosteroid ) giúp kiểm soát tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách ngăn cơ thể giải phóng các hóa chất gây viêm. Vì chúng ức chế hệ thống miễn dịch nên glucocorticoid thường không được sử dụng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm và đường hô hấp. Trong trường hợp bị viêm phế quản dị ứng, hen suyễn hoặc viêm đường hô hấp tái phát nặng, tiêm glucocorticoid thường giúp giảm đau nhanh chóng. Để điều trị lâu dài ở chó và mèo, người ta thường sử dụng phương pháp điều trị bằng đường uống.

Tên hoạt chất: methylprednisolone

Liều sử dụng:

  • Chó: 0,2-0,5mg/kg đường uống, ngày 2 lần
  • Mèo: hen suyễn: 1-2mg/kg tiêm bắp
  • Tác dụng kháng viêmKháng viêm: 1mg/kg đường uống, ngày 1 lần sau đó hạ liều 2-5mg/ 1 mèo đường uống 2 ngày 1 lần.

Tại sao lại dùng Glucocorticoids mà không dùng kháng viêm nhóm NSAID?

  • NSAID ức chế sản sinh prostaglandin giúp cân bằng hoạt động của đường thở, do đó dẫn đến khả năng co thắt phế quản và khó thở
  • NSAID có thể gây viêm và sưng đường hô hấp làm hẹp khí quản dẫn đến khó thở
  • NSAID làm loãng máu, làm tang nguy cơ xuất huyết đường hô hấp

 

4.Thuốc kháng sinh

Điều trị bằng kháng sinh có thể cần hoặc không cần thiết trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp do các bệnh ở đường hô hấp có nhiều nguyên nhân gây ra: như virus, co thắt phế quản do gắng sức…. Thuốc kháng sinh chỉ nên được kê đơn khi có nhiễm trùng thực sự do vi khuẩn hoặc khi nhiễm trùng làm cho bệnh đường hô hấp hiện tại trở nên trầm trọng hơn.

Đường đưa thuốc

-Đường hô hấp

Với phương pháp điều trị bằng đường hô hấp, thuốc nồng độ cao được đưa trực tiếp vào phổi bằng máy khí dung hoặc ống hít định liều. Điều này giúp tránh hoặc giảm thiểu những tác dụng phụ nhất định. Ngoài ra, tác dụng của thuốc được thấy nhanh hơn so với các phương pháp khác.

-Thuốc long đờm và thuốc tạo chất nhầy

Thuốc long đờm và thuốc tạo chất nhầy làm cho cơn ho dễ dàng hơn bằng cách tăng lượng dịch tiết phế quản, ngoài ra còn làm loãng dịch tiết. Điều này làm sạch đường thở và giúp thở dễ dàng hơn. Thường được dùng bằng đường uống, mặc dù một số có thể được phun khí dung và hít vào.

 

5. Thuốc thông mũi

Thuốc thông mũi, mặc dù thường được sử dụng ở người để điều trị chứng hắt hơi và sổ mũi liên quan đến dị ứng, hiếm khi được sử dụng cho mục đích này ở động vật. Thuốc chủ vận alpha-adrenergic gây co cục bộ các mạch máu, làm giảm sưng và phù nề.

  • Sử dụng tại chỗ: thuốc thông mũi trong viêm mũi dị ứng hoặc do virus.
  • Sử dụng thuốc hệ thống: kết hợp thuốc kháng histamine làm thuốc thông mũi đường hô hấp.

Thuốc kháng histamine khi kết hợp với thuốc chủ vận alpha-adrenergic có hiệu quả điều trị viêm mũi dị ứng ở người, nhưng hiệu quả ở động vật thì chưa được công nhận, nhưng đã có nhiều bác sĩ cho rằng sự kết hợp này có thể điều trị hiệu quả

    Nguồn tham khảo: MSD

    Facebook Linkedin Top