Cart

Chú chó của tôi bị táo bón, nguyên nhân vì sao?

Táo bón không phổ biến ở chó, Chó bị táo bón gặp khó khăn khi đi đại tiện, phân khô và cứng, đôi khi chó có thể tiết ra chất nhầy khi cố gắng đi đại tiện, chạy và đi vòng ròng, thường xuyên ngồi xổm mà không đại tiện hoặc  "khóc"/hành động như thể chúng đang đau đớn khi cố gắng đại tiện. (Một số dấu hiệu này cũng được thấy ở bệnh viêm đại tràng, một tình trạng viêm.) Nếu con chó của bạn biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này trong một thời gian ngắn và trở lại thói quen đại tiện bình thường thì có lẽ không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu tình trạng táo bón của thú cưng của bạn kéo dài hơn một hoặc hai ngày thì đã đến lúc gặp bác sĩ thú y rồi đó!

Nguyên nhân gây táo bón ở chó?

Những lý do phổ biến nhất gây táo bón là:

  • Thay đổi trong chế độ ăn uống của họ
  • Thiếu vận động
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Quá nhiều hoặc không đủ chất xơ trong chế độ ăn uống 
  • Tuyến hậu môn bị tắc hoặc áp xe
  • Mất nước
  • Chấn thương vùng chậu 
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Lông rối quanh hậu môn
  • Tắc nghẽn trong hệ thống tiêu hóa
  • Táo bón do một khối phân lớn dồn trong đại tràng
 

Tôi nên làm gì ở nhà nếu chú chó của tôi có vẻ bị táo bón?

Khi nhận thấy chú chó của mình bị táo bón, bạn có thể thử các phương pháp sau

  • Đảm bảo chú chó của bạn uống nhiều nước
  • Cho chó tập thể dục hoặc vận động nhiều hơn
  • Thêm bí ngô hoặc khoai lang vào thực phẩm của cún
  • Cho chú chó của bạn một bát nhỏ sữa dê hoặc sữa bò

Nếu thực hiện những phương pháp trên vẫn không hiệu quả thì bạn nên đưa chú chó của mình tới phòng khám thú y để được điều trị!

Hãy nhớ rằng: không bao giờ cho chó uống thuốc nhuận tràng dành cho người hoặc cố gắng cho chó dùng thuốc xổ tại nhà, điều này sẽ gây nguy hiểm đến chó

 

Chẩn đoán táo bón được thực hiện như thế nào

Hầu hết chẩn đoán bệnh táo bón được thực hiện qua việc khám lâm sàng và tiền sử bệnh. Khi khám bác sĩ thú y có thể sờ thấy đại tràng cứng và căng. Bác sĩ thú y có thể tiến hành khám trực tràng để xem con vật có bị hẹp trực tràng, khối u, hoặc dị vật bất thường hay không. 
 
Trong nhiều trường hợp cần tiến hành chụp X quang bụng để xác định mức độ táo bón và liệu có bị tắc nghẽn hay không. Xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu rất có giá trị để tìm kiếm tình trạng mất nước hoặc nhiễm trùng. Trong những trường hợp nặng, siêu âm bụng có thể giúp xác định nguyên nhân gây táo bón. Sinh thiết cũng có thể được đề nghị nếu nghi ngờ có khối trực tràng hoặc hẹp.
 
Có thể bạn sẽ quan tâm: 
 
Nguồn: Azvet
Facebook Linkedin Top