Cart

Mùi hôi ở chó: Nguyên nhân và 5 cách khắc phục hữu hiệu

Mùi hôi của cún cưng được chia thành nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ nhàng, có thể chịu đựng được cho đến hôi thối ở mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt và cuộc sống của chủ nuôi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau ra tình trạng trên như hơi thở có mùi, kém vệ sinh hay tế nhị hơn là khi chó xì hơi. 

Trong bài viết này, VINODA sẽ giúp các bạn xác định được nguyên nhân gây mùi cụ thể và cung cấp đến bạn một số phương pháp đặc trị hữu hiệu, an toàn với sức khỏe của thú cưng. 

Tại sao chó lại có mùi hôi?

mui-hoi-o-cho

 

Giống như con người, loài chó cũng có mùi cơ thể đặc trưng và điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu chúng có mùi hôi tanh bất thường, chủ nuôi cần ngay lập tức xác định nguyên nhân để chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số nguyên nhân gây mùi phổ biến nhất:

  1. Không được vệ sinh, chải chuốt đúng cách

Những chú chó già hoặc có sức khỏe yếu thường không thể tự chải lông. Dầu, cặn bẩn tích tụ lâu ngày trên cơ thể của chúng sẽ phát triển thành mùi hôi. Hãy chú ý đến thói quen chải lông của chó để xác định xem liệu đây có phải là nguyên nhân chính hay không.

kiem-tra-suc-khoe-cho-cho-thuong-xuyen

  1. Yếu tố môi trường

Khi chó của bạn đi ra ngoài, chúng sẽ tiếp xúc với tất cả những thứ ngoài đó. Bên cạnh đó, một vài chú chó còn có sở thích lăn lộn trong bùn, nước bẩn hoặc thậm chí là phân của những chú chó khác! Đây có thể chính là lý do tại khiến chúng bốc mùi.

  1. “Khí ga”

Chó “xì hơi” cũng có thể gây ra mùi khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thú cưng của bạn đã ăn phải thứ gì đó khó tiêu hóa. Nếu những cơn đầy hơi xảy ra thường xuyên hơn, rất có thể chúng đã bị dị ứng thực phẩm hoặc mắc bệnh đường ruột.Trong trường hợp này, bạn cần đưa chó đến thăm khám với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và chữa trị.

  1. Bệnh răng miệng hoặc chứng hôi miệng

Chứng hôi miệng được gây ra bởi vi khuẩn tạo thành từ quá trình tích tụ mảng bám, cao răng, thức ăn phân hủy, chảy máu hoặc thậm chí là khối u ở miệng. Đánh răng cho chó thường xuyên là cách ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả nhất và giúp chủ nuôi  kiểm tra bất kỳ vấn đề về bất thường nào về sức khỏe răng miệng.

  1. Nhiễm trùng tai

Nếu mùi hôi rõ nhận thấy nhất ở vùng tai, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai. ặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để điều trị.

  1. Dị ứng 

Atopy là một tình trạng dị ứng với môi trường và có thể dẫn đến các vấn đề khác, bao gồm cả gây nên mùi hôi trên da. 

  1. Lông ẩm ướt

Da của chó chứa nhiều các tuyến bài tiết chất lỏng, giúp bảo vệ da bề mặt da. Thành phần có trong thứ chất lỏng này có thể là  lý do gây nên mùi hôi ở chó. Lông càng ướt thì mùi hôi sẽ càng rõ rệt hơn.

5 cách giúp giảm mùi hôi ở chó

  1. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mùi của chó. Vì vậy, để cải thiện mùi một cách tự nhiên bạn cần tránh cho chúng ăn những thực phẩm kém chất lượng hoặc có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Thay vào đó, hãy thêm nhiều thịt sống, trái cây và rau củ thân thiện với chó vào chế độ ăn. Một số loại thảo mộc tươi như mùi tây cũng sẽ giúp trung hòa mùi hôi của chó.

  1. Chải chuốt thường xuyên hơn

Mặc dù chó có thể tự chải chuốt và làm sạch cơ thể, nhưng chúng vẫn cần sự trợ giúp của chủ nuôi. Bạn có thể giúp cún cưng luôn luôn sạch sẽ và khỏe mạnh bằng những cách sau:

  • Chải lông cho chó thường xuyên để ngăn mùi khó chịu và quản lý rụng lông.
  • Nhẹ nhàng rửa sạch lông và chân của chó sau nếu bị bẩn sau khi chơi đùa bên ngoài.
  • Tắm cho chó khi cần thiết 
  • Nhẹ nhàng loại lớp gằn bẩn xung quanh mắt chó bằng khăn mềm ẩm khi cần thiết
  • Lau nếp gấp và vành tai chó bằng khăn ẩm sạch vài tuần một lần.
  • Cắt tỉa vùng lông giữa đệm chân của chó nếu cần.
  • Cắt móng chân cho chó thường xuyên và chăm sóc móng tốt.

 3. Giặt ga giường, gối đệm thường xuyên

mui-hoi-o-cho

 

Ga giường gối, đệm của của chó nên được vệ sinh thường xuyên, bởi không chỉ mùi hôi mà bụi bẩn, vi khuẩn, mạt bụi, tế bào da, lông, dị vật hay thậm chí cả ký sinh trùng có thể tích tụ tại đây. Ngoài ra, theo Phòng khám Cleveland, cơ thể chó còn có thể mang các sinh vật nấm, phổ biến nhất là loại gây bệnh ghẻ.

  1. Đừng quên đánh răng cho cún cưng 

Như đã đề cập đến ở trên, đánh răng cho chó thường xuyên là một cách hữu hiệu giúp giảm mùi hôi miệng của chúng, đồng thời ngăn ngừa sự tích tụ của mảng bám và cao răng, hay phòng ngừa các bệnh viêm nướu và lợi. Bạn có thể chỉ cần dùng nước để đánh răng hoặc kem đánh răng đặc biệt dành riêng cho chó.

  1. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

kiem-tra-suc-khoe-cho-cho-thuong-xuyen

Mùi hôi đôi khi còn phản ánh tình trạng sức khỏe của chó và có thể cần đến sự chăm sóc y khoa. Vì thế mà việc kiểm tra sức khỏe tổng quát là vô cùng cần thiết. Khi đến kiểm tra sức khỏe, bạn cần trình bày với bác sĩ thú y về tình trạng mùi hôi để được chẩn đoán, tiến hành làm các xét nghiệm nhằm đưa ra phương pháp điều trị hoặc đơn thuốc phù hợp. Trong những trường hợp nếu mùi hôi có liên quan đến vấn đề sức khỏe, việc phát hiện và điều trị sớm là mấu chốt giúp cún cưng sống khỏe mạnh và lâu dài. 

Bài viết từ Tractive & được dịch bởi VINODA

Facebook Linkedin Top