Cart

Nhiễm giun ở mèo: Những điều cần biết

Không ít chủ nuôi từng cảm thấy mệt mỏi, thậm chí là hoảng sợ khi nghi ngờ mèo cưng bị nhiễm giun sán. Những ký sinh trùng này với cơ chế tự làm “tổ” trong hệ tiêu hóa sẽ gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe và tinh thần của mèo. Tuy nhiên hiện nay, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào các phương pháp điều trị giun cho mèo bởi tác dụng hiệu quả cùng khả năng đem lại cảm giác dễ chịu tức thì.

Tại sao mèo lại nhiễm giun sán?

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm giun đường ruột ở mèo, chẳng hạn như ăn phải động vật gặm nhấm bị nhiễm giun hoặc nuốt phải bọ chét mang ấu trùng sán dây.

Mèo con cũng có khả năng bị lây giun đũa từ mèo mẹ qua đường bú. Giun móc cũng có thể truyền sang mèo con từ trong tử cung hoặc trong thời gian cho con bú. Việc tiếp xúc với phân bị nhiễm trùng từ những con mèo khác cũng có thể đem đến nguy cơ mắc giun móc cho mèo nhà bạn. 

Ngoài ra, mèo cũng có thể nhiễm giun tim khi bị muỗi có mang giun non đốt, tuy nhiên trường hợp thường phổ biến hơn ở chó.

https://www.vet.cornell.edu/departments-centers-and-institutes/cornell-feline-health-center/health-information/feline-health-topics/gastrointestinal-parasites-cats

Các triệu chứng thường gặp

Đôi khi giun đường ruột ở mèo, đặc biệt là sán dây có thể nhận biết được bằng mắt thường. - Chúng có màu trắng, kích thước nhỏ chỉ bằng hạt gạo, thường xuất hiện ở hậu môn và trong phân của mèo. Đây là những mảnh sán dây đã vỡ ra và được đào thải ra khỏi cơ thể. Các loại giun khác cũng thường được bài tiết ra ngoài theo cách này. Giun tròn có thể dài tới 10 cm.

Dưới đây là một số triệu chứng đáng báo động nếu mèo bị nhiễm giun:

  • Đầy hơi, chướng bụng hoặc giảm cân. Mèo bị nhiễm giun vẫn giữ được cảm giác thèm ăn, hoặc có thể bắt đầu ăn ít hơn, dẫn đến giảm cân. Trong trường hợp này, chủ nuôi cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Tuy nhiên có thể gần như chắc chắn rằng mèo đã nhiễm giun nếu chúng bị sụt cân kèm theo chướng bụng.
  • Lông xơ xác, xỉn màu hoặc mất độ bóng.
  • Tiêu chảy hoặc thay đổi thói quen đi vệ sinh. Với giun đũa, không có gì lạ khi nhìn thấy chất nhầy trong phân của mèo. Khi nhiễm giun móc, phân có thường có màu đen và hắc ín. Hãy lưu ý đưa mèo đi khám bất cứ khi nào có biểu hiện tiêu chảy hoặc các vấn đề về ruột khác
  • Thiếu năng động, tỏ ra uể oải. Nếu mèo của bạn đột nhiên trở nên lờ đờ và không quan tâm đến những thứ mà chúng từng quan tâm, rất có thể chúng đã nhiễm giun đường ruột.
  • Lăn mình trên sàn nhà. Giun sán thường gây ngứa ngáy, khiến mèo phải lăn mình trên thảm hoặc sàn nhà để giảm bớt cảm giác khó chịu. 

Điều trị cho mèo bị nhiễm giun

Mèo cần được điều trị ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của chứng nhiễm giun đường ruột. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để bắt đầu quá trình điều trị.

Chủ nuôi cũng cần lưu tâm về khả năng mắc giun sán ở mèo con, dù chúng chỉ vừa được sinh ra hoặc mới vài tháng tuổi. Loại giun thường gặp nhất ở mèo con chính là giun đũa, có thể được truyền từ mèo mẹ. Vì lý do này, ngoài việc được tiêm phòng, chúng cần được tẩy giun khi đạt 2, 4, 6, 8 và 12 tuần tuổi, sau đó tẩy giun 3 tháng một lần. Mèo đang cho con bú và mang thai cũng nên được tẩy giun dưới sự giám sát, tư vấn của bác sĩ thú y, cả trong thời kỳ mang thai và trước khi sinh. Những con mèo có nhiễm giun nặng có thể được yêu cầu một liều bổ sung 10 ngày sau liều đầu tiên.

Thuốc tẩy giun có nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là dạng viên, thường có kích thước rất nhỏ và được phủ một lớp hương vị hấp dẫn mèo. Dạng kem đặc và phương pháp điều trị tại chỗ thường được lựa chọn. Các sĩ thú y sẽ xác định hình thức nào sẽ phù hợp nhất cho tình trạng của từng cá thể mèo, đồng thời cung cấp những lời khuyên về cách thức sử dụng.

Giun sán và kiểm soát bọ chét

Mèo có thể nhiễm sán dây do nuốt phải bọ chét, vì vậy việc kiểm soát tình trạng nhiễm giun và bọ chết cần được thực hiện đồng thời. Mèo có thể sử dụng thuốc tẩy giun dạng viên cùng với thuốc phòng chống bọ chét và các biện pháp kiểm soát khác. Hãy nhận đề xuất từ bác sĩ thú y trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp nào.

Có phải luôn luôn là giun không?

Cần lưu ý rằng có một số loại ký sinh trùng khác cũng gây nên triệu chứng tương tự như khi nhiễm giun sán. Hai ví dụ điển hình chính là coccidium và toxoplasmosis. Trong khi  coccidium có thể đi vào ruột của mèo khi chúng ăn thịt động vật gặm nhấm hoặc thịt sống hoặc nấu chưa chín, thì  Toxoplasmosis là kết quả của một loại ký sinh trùng đa hệ, thậm chí có thể truyền sang người. Vì các triệu chứng của nhiễm ký sinh trùng có thể giống với việc nhiễm giun đường ruột,  bạn cần liên hệ với bác sĩ thú y để được xác định yếu tố gây bệnh..

Ngăn ngừa giun ở Mèo

Các biện pháp phòng ngừa là một giải pháp thay thế tốt hơn nhiều so với việc điều trị nhiễm giun. Hãy tẩy giun thường xuyên cho mèo, bao gồm các phương pháp điều trị phòng ngừa hàng tháng cho mèo con và tẩy giun định kỳ cho mèo trưởng thành. Kiểm soát bọ chét cũng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh giun ở mèo.

Bài viết từ Purina Canada & được dịch bởi VINODA

Facebook Linkedin Top