Phải làm gì khi mèo bỏ ăn?
20/08/21
Thói quen ăn uống của loài mèo thường phản ánh tâm trạng, cảm xúc của chúng. Vì thế, nếu nhận thấy hành vi ăn uống của mèo thay đổi, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y để hiểu rõ vấn đề mà chúng đang gặp phải. Khi mèo bỏ ăn, chủ nuôi trước hết cần tìm hiểu lý do, từ đó xác định được phương án hỗ trợ và điều trị cho mèo cưng. Hãy cùng xem qua các nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn và cách khắc phục nhé.
Nguyên nhân gây bỏ ăn ở mèo con
Mèo con thường được cai sữa và được cho ăn thức ăn đặc trong khoảng từ 6 đến 8 tuần tuổi. Mèo con không tỏ ra ăn hứng thú với thức ăn của chúng thường có thể vì một vài lý do sau:
- Mèo con vẫn đang xác định thứ chúng thích ăn
Khi bắt đầu chuyển cho mèo sang ăn thức ăn rắn, mèo con nên được tiếp xúc với các loại và kết cấu thức ăn khác nhau nhằm giúp chúng xác định được loại đồ ăn yêu thích. Với mèo con mới cai sữa không chịu ăn, bạn có thể chuyển thay đổi hình dạng viên thức ăn, từ hình dạng viên tròn sang hình thuôn dài.
Mèo con cũng nên được ăn cả thức ăn ướt và thức ăn khô có kết cấu và hình dạng khác nhau (patê, món hầm, nước dùng, thức ăn viên hình tam giác, viên tròn, v.v.). Bạn cũng có thể tạo thêm gia vị, hương liệu cho thức ăn để giúp quá trình chuyển đổi dễ dàng hơn, bởi điều này có thể kích thích sự thèm ăn thông qua khứu giác của mèo. Hãy đảm bảo rằng mọi thức ăn ướt mà bạn cho mèo con ăn đều ở nhiệt độ phòng hoặc còn ấm. Hâm nóng thức ăn cũng có thể làm gia tăng mùi thơm và độ hấp dẫn.
- Mèo con có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên tuy không phải là là trình trạng nghiêm trọng, nhưng lại làm giảm cảm giác thèm ăn của mèo do nghẹt mũi, sốt hoặc mệt mỏi. Nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể gây nghẹt mũi, khiến mèo gặp khó khăn trong việc ngửi thấy mùi thức ăn, từ đó dẫn đến bỏ ăn. Trong trường hợp này, bạn có thể tăng lượng thức ăn ướt, đặc biệt là những thực phẩm có mùi mạnh. Hãy thử thay đổi hương vị hoặc kết cấu thức ăn nếu mèo không ăn thức ăn ướt thường ngày.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y để được tư vấn và hướng dẫn:
- Hắt hơi nhiều
- Chảy nước mắt
- Sổ mũi
Mặc dù một số bệnh nhiễm trùng là do virus và có thể không cần dùng thuốc, nhưng đôi khi mèo sẽ được chỉ định dùng kháng sinh để giải quyết tình trạng nhiễm trùng và giúp chúng cảm thấy dễ chịu hơn.
- Mèo con có thể đã ăn phải thứ gì đó mà chúng không nên ăn
Sự tò mò bẩm sinh của mèo con đôi khi sẽ khiến chúng gặp rắc rối. Trong nhiều trường hợp đã được ghi nhận, những đồ vật như dây, dây kim tuyến, dây buộc tóc và các đồ vật khác có thể mắc kẹt trong dạ dày hoặc ruột non của mèo. Vì vậy. cần tuyệt đối không để mèo con chơi với dây, ruy băng bóng bay, dây buộc tóc, cỏ nhựa dùng trong giỏ Phục sinh, dây kim tuyến hoặc các đồ vật khác mà chúng có thể vô tình ăn phải.
Để loại bỏ những dị vật trong bụng của mèo có thể sẽ cần đến phẫu thuật can thiệp, vì vậy bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y ngay lập tức bạn nghi ngờ mèo cưng đã ăn phải thứ những thứ không nên ăn, hoặc khi thấy mèo giảm cân, mất cảm giác thèm ăn kèm theo nôn mửa.
- Mèo con sợ hãi do bị con vật khác đe dọa
Bên cạnh những chú mèo con có tính hướng ngoại và dạn dĩ, một số lại tương đối nhút nhát, thường bị bắt nạt bởi các con vật khác khi đến giờ ăn. Để tránh tình huống này xảy ra, hãy để bát ăn của mèo con ở một nơi an toàn, tránh xa sự tiếp cận của những con mèo hoặc chó khác trong gia đình.
Nếu mèo con bỏ bữa từ 1 đến 2 ngày, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ thú y của bạn để được lên lịch kiểm tra. Thời gian xác định được nguyên nhân càng sớm thì thời gian bình phục sẽ càng nhanh.
Nguyên nhân gây bỏ ăn ở mèo trưởng thành
Tương tự như mèo con, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở mèo trưởng thành. Bạn có thể xác định lý do gây bỏ ăn thông qua khám sức khỏe với bác sĩ thú y, tuy nhiên trong một số trường hợp, các xét nghiệm chẩn đoán như xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang có thể được yêu cầu.
Nếu mèo trưởng thành chán ăn hoặc đơn giản là không ăn trong hơn hai ngày, chủ nuôi cần đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để tìm hiểu nguyên nhân.
Dưới đây là một số lý do phổ biến gây biếng ăn:
- Mèo bị nhiễm bệnh
Nhiễm trùng đường hô hấp còn thế thể ảnh hưởng đến mèo trưởng thành, khiến chúng chán ăn.
Các bệnh về mũi khác cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác và sự thèm ăn của mèo, bao gồm cả khối u hoặc polyp mũi. Các khối u ảnh hưởng đến mũi cũng có thể gây đau, khiến mèo ngại ăn.
- Mèo gặp vấn đề về răng miệng
Một số tình trạng về răng miệng có thể là nguyên nhân khiến mèo bỏ ăn như cao răng, viêm nướu hoặc các mô khác, hay thậm chí là do khối u trong miệng.
Một số triệu chứng cần theo dõi bao gồm:
- Hôi miệng
- Chảy nước dãi
- Chảy máu miệng
- Mèo gặp vấn đề về đường tiêu hóa
Có nhiều vấn đề về đường tiêu hóa có thể khiến mèo giảm cảm giác thèm ăn, bao gồm:
- Tắc nghẽn hoặc nuốt phải dị vật
- Bệnh ung thư
- Viêm tụy
- Bệnh viêm ruột
- Táo bón
- Buồn nôn
Buồn nôn có thể là triệu chứng của bệnh viêm thận (đi kèm nôn mửa, thay đổi thói quen uống nước và đi tiểu) hoặc là tác dụng phụ của một số loại thuốc như kháng sinh hay hóa trị liệu. Mèo bị buồn nôn có thể thích thú với thức ăn ban đầu rồi từ chối sau đó, hoặc chảy nước dãi và liếm liên tục.
- Mèo của bạn có thể bị suy tim sung huyết
Suy tim sung huyết có thể dẫn đến mệt mỏi và khó thở, khiến mèo không hứng thú với việc ăn uống. Ngoài ra, thuốc hoặc thức ăn được kê đơn để điều trị bệnh tim cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn, đặc biệt là thức ăn mới không hấp dẫn bằng thức ăn thường ngày của chúng.
- Mèo đang hồi phục sau khi bị ốm hoặc nằm viện
Một số con mèo sẽ phát triển ác cảm với thức ăn, thường gặp nhất là sau khi bị ốm hoặc nằm viện. Điều này xảy ra khi chúng liên kết một loại thức ăn cụ thể với cảm giác bị ốm hoặc căng thẳng khi nhập viện, và sau đó từ chối ăn thức ăn đó.
- Mèo bị căng thẳng, lo lắng hoặc trầm cảm:
Mèo cũng có cảm xúc, nên sự chán ăn có thể liên quan đến một số nguyên nhân về cảm xúc hoặc hành vi.
Việc mất đi một thành viên trong gia đình dù là động vật hay con người đều có thể khiến một số chú mèo rơi vào lo lắng hoặc trầm cảm, dẫn đến bỏ ăn.
Căng thẳng hoặc lo lắng cũng có thể được hình thành bởi những thay đổi trong môi trường. Mèo tương đối nhạy cảm, nên dù là những thay đổi nhỏ nhưng cũng có thể gây ra rất nhiều căng thẳng cho mèo. Những thay đổi đó bao gồm:
- Xây dựng, sửa chữa bên trong hoặc bên ngoài nhà
- Thêm một thành viên mới trong gia đình
- Thay đổi nơi để thức ăn, nước uống
- Xung đột với các động vật khác trong gia đình
Phải làm gì khi mèo biếng ăn?
Vì mèo là loài khá giỏi ẩn náu khi chúng bị đau hoặc cảm thấy không khỏe, nên chủ nuôi cần chú ý đến bất kỳ thay đổi nào trong thói quen, đặc biệt là ăn uống.
Liên hệ với bác sĩ thú y nếu mèo con không ăn trong một đến hai ngày, hoặc nếu mèo trưởng thành không ăn trong hai ngày.
Ở mèo trưởng thành, đặc biệt là những chú mèo thường cân, tình trạng bỏ ăn có thể phát triển một căn bệnh nghiêm trọng là gan nhiễm mỡ, đòi hỏi sự can thiệp kịp thời.
Nếu mèo của bạn bỏ ăn và cũng có những triệu chứng dưới, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức:
- Nôn mửa
- Bệnh tiêu chảy
- Hôn mê
- Khó thở
Các phương pháp điều trị
Có nhiều lựa chọn điều trị cho chứng chán ăn, tuy nhiên lựa chọn còn phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu là do các vấn đề về sức khỏe, mèo sẽ cần sử dụng một số phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc kháng sinh
- Phẫu thuật (trong trường hợp bị bệnh)
- Thay đổi chế độ ăn uống
- Nhập viện và điều trị bằng đường tiêm truyền
- Sử dụng thuốc điều trị buồn nôn hoặc để kích thích sự thèm ăn
Trong trường hợp mèo khỏe mạnh và chỉ kén ăn, hãy tham khảo một số mẹo sau:
- Thử cho mèo ăn thức ăn có kết cấu, mùi vị hoặc hình dạng khác nhau và đảm bảo hâm nóng thức ăn ướt nếu chúng đã được để trong tủ lạnh.
- Chỉ mua lượng thức ăn khô vừa đủ để sử dụng trong 1 tháng, vì một số loại có thể bị thiu hoặc biến chất sau thời gian đó.
Dù là trong trường hợp nào, điều quan trọng nên làm nhất vẫn chính là theo dõi sát sao để xử lý kịp thời khi mèo cưng có những dấu hiệu trên.