Cart

Phương pháp truyền dịch dưới da cho thú cưng

Đối với con người khi bị mất nước chúng ta chỉ có duy nhất 2 cách để điều trị đó là uống hoặc truyền tĩnh mạnh ( IV). Nhưng bạn có biết rằng đối với độc vật còn có thêm một lựa chọn khác.

 

How to Give Subcutaneous Fluids to Dogs and Cats

Nhiều động vật có cấu trúc da lỏng lẻo hơn da của con người, bởi vậy nhiều loài có thể hydrat hóa chất lòng dưới da, người ta thường sử dụng phương pháp này cho vật nuôi vì ưu điểm dễ áp dụng và có chi phí thấp hơn phương pháp truyền tĩnh mạch.

Đây là phương pháp phổ biến trong thú y được sử dụng trong tất cả trường hợp mất nước tạm thời được sử dụng nhiều tại các phòng khám và bệnh viện thú y.

Thú cưng của bạn cần mắc bệnh và cần truyền dịch dưới da nhưng lại không thể tìm được bác sĩ thú y thì bạn cần làm gì?

Một số lý do khiến vật nuôi cần truyền dịch dưới da tại nhà?

Trong các trường hợp dưới đây, con vật bị mất nước trong thời gian dài, các bác sỹ thú y sẽ khuyến cáo bạn truyền dịch tại nhà cho chúng.

  • Mắc các bệnh về thận

  • Ung thư

  • Táo bón nặng

  • Nôn mửa và tiêu chảy mạn tính

Lưu ý: Trong các trường hợp vật nuôi bị bệnh về tim, phù nề hay các trường hợp suy thận thiểu niệu ( không sản xuất hoặc sản xuất ít nước tiểu) không nên ưu tiên truyền dưới da vì dễ dẫn đến tình trạng quá tải chất lỏng.

Loại dịch truyền nào phù hợp với phương pháp truyền dịch dưới da?

Loại dịch truyền dưới da cho thú cưng tương tự dịch truyền tĩnh mạch dành cho con người, thông thường được sử dụng là Lactated Ringer, trong dịch truyền này bao gồm những thành phần:

  • Natri và Clorua

  • Kali

  • Canxi

  • Lactate

Lactated Ringer thường được sử dụng bởi nó không gây châm chích khi truyền dưới da. Trong một số trường hợp khác, bác sỹ thú y sẽ dùng các loại dịch truyền khác tùy vào đặc điểm của bệnh.

Lưu ý: Không sử dụng dung dịch Dextrose tiêm, truyền dưới da sẽ gây nhiễm trùng cho con vật.

Có phải cả chó và mèo đều có thể sử dụng phương pháp truyền dưới da

Phương pháp truyền dưới da dễ được thực hiện nhất với mèo do kích thước cơ thể nhỏ và khoảng cách giữa da và cơ lớn. Cũng có thể áp dụng phương pháp này cho chó, tuy nhiên có một số loài chó có lớp da dính chặt vào cơ, ở những con chó này chỉ có thể truyền một lượng nhỏ phù hợp với cơ thể. Có thể truyền nhiền lần cho con vật để cung cấp đủ chất lỏng cần thiết cho chúng.

Các bước truyền dưới da cho chó mèo

Quá trình tiêm truyền dưới da cho chó mèo gần tương tự như khi truyền tĩnh mạnh, khác nhau ở vị trí tiêm truyền.

Lượng dịch truyền và loại dịch truyền mà con vật cần là khác nhau, việc xác định cần phải dựa trên kết quả kiểm tra thể chất, cân nặng và kết quả kiểm tra phòng thí nghiệm đã được xác định. Việc tiêm truyền cho chúng cần phải có sự hướng dẫn của bác sỹ thú y về cả loại dịch truyền, liều lượng và tần suất sử dụng.

Hầu hết thú cưng, dịch truyền được truyền hầu hết ở vùng da lưng từ khớp xương bả vai đến hông.

Lưu ý: Cần đổi vị trí sau mỗi lần truyền, tránh truyền nhiều lần cùng một vị trí.

Chuẩn bị dụng cụ

Equipment for SubQ fluids for pets

1. Dịch truyền (Lactated Ringer’s)

Một số dịch truyền thường được bác sĩ thú y khuyên dùng:

  • Dịch truyền ICU Medical Lactated Ringer’s

  • Dịch truyền Vetivex DEHP-free Lactated Ringer’s

2. Bộ dây dịch truyền

Dây truyền dịch có nhiều kích thước khác nhau:

  • Dây truyền dịch dài trên 100 inches ( >254 cm) phù hợp với thú cưng cho thú cưng hay cọ quậy và thường dịch chuyển trong khi điều trị
  • Các dây truyền dịch ngắn hơn ( nhỏ hơn 100 inches) phù hợp hơn khi truyền cho thú cưng ở trên bàn.

3. Kim

  • Kim 20g: chó mèo sẽ thoải mái hơn khi sử dụng, nhưng dòng chảy chậm hơn.
  • Kim 18g: lớn hơn nên dòng chảy nhanh hơn, phù hợp với con vật có kích thước lớn hơn hoặc con vật nhỏ nhưng hiếu động, không chịu ngồi yên lâu. Khi đâm kim sẽ gây đau cho con vật vì vậy bạn có thể thử trước các loại kim để chọn loại kim mà con vật cảm thấy thoải mái nhất.

4. Thùng đựng rác thải y tế

Hãy liên hệ với bác sỹ thú y để xử ý rác thải y tế phù hợp ở trong khu vực của bạn.

5. Móc treo dịch truyền

Chọn móc treo chắc chắn để treo dịch truyền ( cao trên 60cm với vật nuôi) có thể sử dụng một số vận dụng như: móc treo rèm tắm, móc treo quần áo, móc treo tranh,…

IV bags hanging


  • Có thế sử dụng đồ chơi hoặc thức ăn để đánh lạc hướng thú cưng của bạn giúp chũng bớt hoảng sợ.
  • Nên chuẩn bị một chiếc khăn tắm sạch đắp lên lưng thứ cưng sau khi rút kim.

Bảo quản dịch truyền

Dịch truyền cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, không cất trong tủ lạnh, không sử dụng nếu dịch truyền chuyển màu đục. Khi đã sử dụng dịch truyền hoặc túi dịch truyền bị đục thủng chỉ sử dụng trong vòng 5 – 7 ngày.

Hỏi bác sĩ thú y tư vấn về cách xử lý kim tiêm đã qua xử dụng. Một số phòng khám sẽ cung cấp cho bạn túi để đựng vật sắc nhọn để đựng kim, túi dịch truyền và dây truyền không có kim có thể vứt tại thùng rác thông thường.

Các bước truyền dịch

  • Rửa tay sạch sẽ.

  • Làm ấm dịch truyền (tùy chọn): Đặt túi dịch truyền vào túi nhựa có khóa kéo cho vào bát nước khoảng 35 – 37 độ C. Sử dụng khi nhiệt độ của túi dịch truyền bằng nhiệt độ nước, hãy đảm bảo rằng túi dịch truyền không bị dính nước.

IV supplies

Đặt dịch truyền vào túi có khóa kéo (A). Sau đó đặt vào bát nước ấm (B). Làm khô túi khóa kéo bên ngoài trước khi lấy dịch truyền ra (C).


  • Nếu túi dịch truyền còn mới hãy dùng tay xé lớp nhựa bên ngoài.

  • Kéo nút nhựa ra khỏi đáy túi.

Removing plastic stopper

  • Lấy túi dây truyền ra khỏi túi.

  • Xoay khóa (bộ phận điều chỉnh lưu lượng chảy) của dây truyền để ngăn chặn dịch truyền tràn vào toàn bộ đường truyền.

Closing the clamp

  • Đâm đầu chọc nút chai vào chai dịch truyền.

Lưu ý: Không chọc đầu chọc nút chai vào bất cứ thứ gì ngoài nút nhựa của chai dịch truyền để đảm bảo điều kiện vô trùng.

Placing plastic spike in fluid bag

Tháo đầu chọc nút chai  (A) vào đầu của chai dịch truyền (B) đảm bảo cả đầu chọc nút chai được cắm hoàn toàn vào chai dịch truyền (C).


  • Treo túi dịch. 

Fluids with empty bulb

  • Điều chỉnh bầu đếm giọt để dịch truyền đầy một phần ba hoặc một phần hai, tại đây cho phép bạn quan sát tốc độ giọt chảy nhanh hay chậm. Nếu lỡ để bầu đếm giọt đầy hãy lộn ngược túi và ép nước bên trong bầu đếm giọt trở lại túi.

Squeeze the bulb

Điều chỉnh bầu đếm giọt (A) cho đên khi bầu đếm giọt đầy một phần ba hoặc một nửa.


  • Cần thận tháo nắp của đầu chọc dịch truyền, chú ý đảm bảo vô khuẩn cho đầu chọc dịch truyền.

Uncap the IV line

  • Mở khóa của dây truyền dịch để dịch truyền chảy ra cho đến khi không còn không khí trong dây truyền nữa.

Bleed the line to remove extra air

  • Vì dịch truyền chảy dưới da vì vậy lượng bọt khí nhỏ không gây vấn đề quá lớn, tuy nhiên nếu truyền tĩnh mạch phải loại bỏ hết bọt khí trong dây truyền dịch nếu có.
  • Lắp kim vào dây truyền dịch.

Attaching a new needle

Tháo nắp kim mới (A) và gắn nó vào dây dịch truyền (B).


  • Để chắc chắn bạn hãy đánh dấu lượng dịch truyền trên chai dịch truyền

Marking amount on the bag

Giờ bạn đã sẵn sàng để truyền dịch!

Tiến hành truyền dịch

Vật nuôi sẽ bình tĩnh và quá trình truyền dễ dàng hơn nếu chúng không hoảng sợ hay gặp stress, vì vậy bạn có thể âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng hoặc đánh lạc hướng bằng những thứ chúng thích.

  • Để truyền dịch hãy mở nắp kim tiêm và véo vùng da trên lưng của con vật lên. Mặt vát của kim phải hướng lên trên sau đó đâm đầu kim vào khoảng giữa nếp gấp da ( khoảng giữa da và cơ) mở khóa dây truyền dịch khi kim đã ở trong da.

Finding a location for the needle

Nhẹ nhàng kéo da thú cưng (A). Đảm bảo mặt vát kim hướng lên trên và đã đâm vào khoảng giữa da và cơ (B). Có thể nhờ người khác đánh lạc hướng thú cưng (C) để chúng không hoảng sợ khi truyển dịch.


  • Sau khi mở khóa bạn sẽ thấy dịch truyền nhỏ giọt ở trong bầu đếm giọt.

Fluid drops filling the bulb

  • Nếu giọt chảy quá chậm hoặc quá nhanh bạn có thể điều chỉnh ở bộ phận khóa, bạn cũng có thể điều chỉnh kim về hướng khác một chút để xem có làm tăng tốc độ dòng chảy không.

Adjusting the needle

  • Trong trường hợp kim đi xuyên qua da dịch truyền chảy qua bên kia, đừng lo lắng, hãy khóa van dịch truyền lại, thú cưng của bạn có thể bị ướt một chút nhưng sẽ không gây ra vấn đề gì cả. Nếu kim bị tuột ra có thể thay kim mới và thử lại. Nếu kim vẫn ở bên trong, hãy kéo nhẹ kim về phía bạn và mở van khóa ra xem dịch truyền có chảy bình thường không.

  • Tùy thuộc vào lượng dịch truyền cần thiết, thời gian truyền thường mất khoảng 5- 15 phút đối với hầu hết các vật nuôi. Khi truyền khu vực dưới da sẽ phồng lên nhưng điều này là bình thường.

  • Khi đã truyền xong (đến vạch đánh dấu trên chai dịch truyền), khóa van dịch truyền lại và rút kim ra.

Removing the needle

Khóa van dịch truyền (A) và rút kim. Đặt khăn lên khu vực truyền dịch và ấn nhẹ.


  • Bạn có thể véo khu vực dịch truyền để ngăn dịch chảy ra ngoài và dùng khăn đặt ấn nhẹ lên đó. Một lượng nhỏ dịch truyền và máu có thể chảy ra, nhưng điều này là bình thường và sẽ ngừng lại sau vài phút.
  • Hãy sử dụng kim mới trong lần truyền dịch tiếp theo.

Và đó là toàn bộ quá trình truyền dịch!

Một số vấn đề thường xảy ra trong quá trình truyền dịch và cách xử lý

Sau khi truyền dịch chó mèo có thể lờ đờ và mệt mỏi.

Sau đây là một số vấn đề phổ biến mà bạn có thể nhận thấy và cách xử lý trong quá trình truyền dịch cho thú cưng.

  • Mèo có thể cảm thấy khó chịu khi truyền dịch. Tuy nhiên chúng sẽ cảm thấy thoải mái và truyền dịch dễ dàng hơn sau khi đã truyền vài lần.

  • Tại chỗ truyền dịch bị phình do chứa dịch truyền nhưng trong một vài giờ, chỗ phình này sẽ chảy xuống phần dưới của cơ thể ( ngực, bụng hoặc chân – tùy thuộc vào nơi truyền dịch). Vùng bị phồng sẽ xẹp xuống và biến mất sau 6 – 24 giờ, tuy nhiên hãy gọi cho bác sĩ thú y nếu nơi bị phồng không xẹp xuống, điều này xảy ra khi con vật không hấp thụ dịch truyền với tốc độ bình thường.

A bulge may develop on the back

  • Sau khi truyền dịch con vật có thể chảy một chút dịch truyền từ vị trí truyền tuy nhiên điều này là bình thường. Bạn có thể véo khu vực này hoặc vấn nhẹ gạc sạch sẽ giúp ngăn chặn dịch truyền chảy ra ngoài.

  • Vì được cung cấp một lượng nước lớn nên vật nuôi sau khi được truyền sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nếu con vật không đi tiểu trong vòng 12 giờ thì hãy đến ngay cơ sở thú y để kiểm tra tình hình của con vật.

  • Một số loại dịch truyền gây cảm giác châm chích cho con vật: PlasmaLyte A, nước muối 0,9%, hoặc Normosol-R với độ pH là 7.4. Trong một số trường hợp bắt buộc sử dụng dịch truyền này cho thú cưng và chúng cảm thấy khó chịu, rất khó truyền dịch, hãy đến cơ sở thú y và cân nhắc việc chuyển sang liệu phám truyền tĩnh mạch tại phòng khám.

  • Trường hợp nhiễm trùng rất hiếm khi xảy ra, nhưng hãy gọi cho bác sĩ thú y nếu bạn thấy vết sưng, đỏ, đau hoặc tiết dịch dai dẳng (không giống chất dịch trong suốt chảy ra ngay sau khi truyền dịch) tại nơi truyền dịch.

  • Nôn mửa cũng có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp.

  • Nếu thú cưng bị ho và khó thở sau khi truyền hoặc trong khi truyền hãy dừng truyền dịch và đưa thú cưng đến cơ sở thú y ngay lập tức.

Giải quyết các vấn đề khi truyền dịch

Nếu con vật không chịu đứng yên khi truyền dịch hay con vật trở nên hoảng sợ khi mới nhìn thấy chai dịch truyền, sau đây là một số mẹo hữu ích giúp bạn thực hiện dễ dàng hơn.

Khi dịch truyền không chảy

  1. Kiểm tra khóa van đã được mở hay chưa, dây truyền dịch có bị gấp khúc hay không, bạn có thể nắn lại cho dây truyền dịch thẳng lại trong trường hợp nó bị gấp khúc.

  2. Kiểm tra chai dịch truyền đã ở trên cao chưa, dịch truyền sẽ không chảy nếu chai dịch truyền ở quá thấp.

  3. Nhẹ nhàng điều chỉnh kim. Đôi khi kim sẽ bị nằm ở trong da chưa xuống đến khoảng giữa da và cơ, lúc này hãy điều chỉnh kim để dịch truyền có thể chảy.

  4. Kiểm tra kim, một số kim có thể bị lỗi, sau khi thực hiện các thao tác mà dịch truyền không chảy hãy thay thế một chiếc kim mới.

Nếu thú cưng không ngồi yên hãy thử một số mẹo sau

  • Đối với thú nhỏ

Kỹ thuật giữ bằng hai đầu gối ( đối với người lớn, đủ khỏe để giữ con vật). Quỳ trên sàn, đặt thú cưng giữa hai đầu gối, đầu thú cưng quay về phía trước cách xa bạn. Bạn có thể dùng đùi để nhẹ nhàng giữ chúng tại chỗ trong khi truyền dịch dưới da.

Tạo hộp nằm cho thú cưng: Tạo một chiếc giường bằng hộp không có nắp. Đổ đầy vải hoặc đặt chăn của thú cưng vào hộp sau đó xịt pheromone trước 30 phút truyền dịch, hãy chọn chiếc hộp cao hơn đầu thú cưng khoảng 10 – 15 cm. Truyền dịch sẽ trở nên dễ dàng hơn khi thú cưng không sợ hãi trước tiếng động khi chuẩn bị truyền dịch, tiếp theo hãy đặt thú cưng lên hộp tạo cảm giác giống như giường ngủ của chúng, bạn cũng có thể ôm ấp thú cưng khi truyền dịch để tránh việc chúng nhảy ra ngoài.

Creating a safe space

  • Vật nuôi ở tất cả kích thước

Vật nuôi ở tất cả kích thước đều có thể sử dụng phương pháp sau:

Đặt con vật lên bàn: Nhiều con vật trở nên bĩnh tĩnh hơn khi được đặt trên một chiếc bàn cao, hãy đảm bảo chai truyền dịch vẫn ở trên cao khi truyền dịch.

Sử dụng khăn tắm: Một số mèo trở nên bình tĩnh hơn khi được quấn nhẹ nhàng một chiếc khăn trên thân trong khi truyền dịch, bạn cũng có thể tẩm pheromone ( khoảng 20- 30 phút) trước khi truyền.

Đánh lạc hướng: Bạn có thể mở TV các chương trình dành cho chó mèo để đánh lac hướng trong khi truyền cho thú cưng, việc truyền dịch này chỉ mất khoảng 10 – 15 phút.

Đồ ăn vặt: Có thể sử dụng đồ ăn, súp thưởng dành cho thú cưng để đánh lạc hướng chúng.

Thú cưng chạy khi thấy bạn chuẩn bị dịch truyền

Hãy chuẩn bị dịch truyền trước khi đưa thú cưng tới dịch truyền, bằng cách này thú cưng sẽ không bị hoảng sợ.

Không sử dụng hết túi dịch truyền đầy 1 lit trong 5 - 7 ngày (chỉ sử dụng dịch truyền từ 5 - 7 ngày sau khi mở)

Hãy lấy dịch truyền có dung tích nhỏ hơn. Hầu hết các loại dịch truyền đều có cỡ nhỏ hơn như 250ml, 500 ml, 1000 ml, vì vậy hãy sử dụng túi dịch truyền phù hợp với thú cưng của bạn.


Ảnh: Dr. Jennifer Fryer

Nguồn: petMD

 
 
Facebook Linkedin Top