Cart

Hà Nội: Liệu đây có phải lúc để người dân từ bỏ việc ăn thịt chó, mèo?

Sau Thành Phố Hội An ký kết trở thành thành phố nói không với thịt chó mèo, Hà Nội với định hướng trở thành thành phố thứ 2 quay lưng với việc ăn thịt chó mèo, một khảo sát đầu năm 2020 tại Việ Nam của FOUR PAWS cho thấy có tới 88% công chúng ủng hộ chính phủ ban hành lệnh cấm buôn bán thịt chó, mèo. Liệu việc cấm ăn thịt chó mèo ở Việt Nam (Hà Nội) sẽ nhận được sự ủng hộ người dân hay không? 

Hà Nội hướng tới thành phố nói không với việc tiêu thụ thịt chó mèo

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Hà Nội

 

 

Vào ngày 4/7/2023 tọa đàm "Buôn bán và tiêu thụ thịt động vật nuôi (chó,mèo): Chính sách, thách thức và cơ hội", ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP.Hà Nội chia sẻ:

"Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của cả nước mà còn là "Thành phố vì hòa bình", nơi thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, du lịch. Do đó, việc kinh doanh, tiêu thụ thịt chó, mèo đã tạo những cảm xúc không tốt đối với khách du lịch, nhất là du khách quốc tế, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội".

 

Có đến 6 triệu chú chó và mèo mỗi năm phục vụ mục đích lấy thịt ở Việt Nam

 
Chó mèo không được quản lý có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, vì những chó mèo lang thang, đều không được phòng bệnh bằng vaccine. Nếu không được quản lý chặt chẽ không những có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao mà còn gián tiếp khuyến khích các tổ chức cá nhân với hành động vô nhân đạo với động vật, hơn nữa còn gây nguy hiểm cho con người.
 
Mục tiêu của Thủ đô là giữ thành phố văn minh, hiện đại, tiến tới việc giảm trừ và chấm dứt buôn bán, tiêu thụ thịt chó mèo. Việc quản lý chó mèo bao gồm thực hiện phòng, chống bệnh dại, xây dựng vùng an toàn bệnh dại, quản lý chặt việc tiêu thụ thịt chó, mèo, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm trong kinh doanh, buôn bán, giết mổ,...
 
Tổ chức Soi Dog Foundation International cam kết hỗ trợ xây dựng khung pháp lý, truyền thông, khơi dậy tình yêu thương động vật, thiết lập các cơ chế phối hợp hiệu quả hướng tới mục đích thay đổi hành vi của mọi người, hướng tới mục đích "Hà Nội nói không với thịt chó, mèo"
 

Người Việt với việc ăn thịt chó mèo có thay đổi gì hay không?

Trên thực tế đây là một "cuộc chiến" vẫn chưa có hồi kết trong xã hội Việt Nam.
 

 
Một số với quan điểm rằng chó, "mèo cũng chỉ là một loài động vật được con người nuôi dưỡng". Nhưng theo thời gian quan điểm này đang dần bị lu mờ khi thế hệ người trẻ dần trưởng thành, họ nuôi thú cưng theo hướng khác và coi chúng như một thành viên trong gia đình, vậy nên càng ngày xã hội Việt Nam nói chung càng có xu hướng quay lưng lại với thịt chó, mèo nhiều hơn.
 
Bên cạch đó, cũng tồn tại quan điểm rằng yêu chó làm một chuyện nhưng ăn thịt chó lại là một chuyện khác. Vì vậy những "trận chiến" đã xảy ra không ít nhất là trên mạng xã hội.
 
Nhưng cũng có thể thấy rằng, quyết định của thành phố nhận được sự ủng hộ lớn từ mạng xã hội. Đây là một chuyển biến tích cực trong việc xây dựng hình ảnh đô thị văn minh của Việt Nam và Hà Nội nói riêng.
 

Rất khó để cấm ăn thịt chó, mèo

Việc ăn thịt chó mèo thực chất đã trở thành thói quen lâu đời ở nước ta, Vậy nên để thay đổi quan niệm này trong một sớm một chiều là điều không thể, một bộ phận quần chúng cho rằng nếu quyết định này được thông qua đồng nghĩa với việc họ bị can thiệp vào quyền tự do cá nhân và quyền tự do lựa chọn thực phẩm.
 

Ông Nguyễn Văn Trọng (Nguyên phó cục trưởng Cục Chăn nuôi)

Ông Tạ Văn Tường (phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội) chia sẻ, khoảng thời gian gần đây, người dân đã không còn ăn thịt chó nhiều như trước. Các địa điểm bán như ở Nhật Tân, hay chợ Vạn Phúc không còn bày bán la liệt như trước, nhưng vẫn không thể phủ nhận đây vẫn là một nguồn thực phẩm và không có quy định nào cấm ăn thịt chó. Chỉ có thể tuyên truyền, khuyến cáo người dân sẽ giảm dần việc ăn thịt chó

Không khuyến khích cũng không nên cấm

Văn hóa mỗi vùng miền khác nhau, ví dụ người theo đạo Hồi không ăn thịt heo, người theo đạo Hindu không ăn thịt bò hay người theo đạo Phật không ăn thịt chó. Một xã hội đa dạng hóa, đa sắc tộc không nên cấm, khi đó sẽ cực đoan. Tuy nhiên cần có cách quản lý phù hợp hơn.

 
Một số ý kiến của cư dân mạng "Tôi sẽ không trực tiếp mua thịt chó mèo, tuy nhiên nếu tham gia vào các bữa tiệc nếu có thì tôi vẫn ăn vì không thể phủ nhận đây là một món ăn ngon"
 

Không thể thay đổi trong một sớm một chiều

Hiện tại, việc cấm hoàn toàn buôn bán và giết thịt chó mèo ở Việt Nam là một nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, để thay đổi tình hình này, cần tổ chức các chiến dịch giáo dục và tạo nhận thức công chúng mạnh mẽ về quyền sống và quyền đối xử công bằng với các loài động vật. Đồng thời, cần tăng cường giá trị bảo vệ động vật và nhấn mạnh tác động tiêu cực của việc ăn thịt chó, mèo đến hình ảnh quốc gia.

Các cấp chính quyền cần tiếp tục quan tâm và nỗ lực tăng cường công tác thông tin, tập huấn, tuyên truyền, và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, và giết mổ chó, mèo. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh dại động vật. Những nỗ lực này sẽ từ từ thay đổi nhận thức của cộng đồng, và mục tiêu cuối cùng là biến Hà Nội trở thành thí điểm đầu tiên trong việc nói không với thịt chó, mèo trên cả nước.

Nguồn: Tổng hợp

Facebook Linkedin Top