Cart

8 MẸO TỐT NHẤT ĐỂ PHÒNG CÚM GIA CẦM

Người chăn nuôi gia cầm cần thực hiện nhiều lần các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ các đàn gia cầm và ngăn chặn bất kỳ đường lây truyền nào lên người. Vậy những biện pháp mà người chăn nuôi gia cầm có thể thực hiện để ngăn chăn dịch bệnh lây lan là gì?
1. Hạn chế vận chuyển đàn gia cầm ra khỏi chuồng nuôi trong thời điểm nguy cơ cao

Các bác sĩ thú y ở Anh và các cơ quan quản lý tương tự ở các khu vực khác của Châu Âu, đã ra lệnh cho những người chăn nuôi nhốt đàn gia cầm của họ để bảo vệ chính họ. Những biện pháp này nhằm mục đích giữ cho đàn gia cầm tách khỏi những đàn chim di cư hoang dã, được cho là nguồn lây lan virus. Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) cho biết, các quốc gia dọc theo đường chim di cư đều có nguy cơ lây nhiễm.

2. Nếu đàn gia cầm không ở trong chuồng nuôi, hãy ngăn chặn việc các loài chim hoang dã tiếp xúc vào thức ăn của chúng

Tuy nhiên, các biện pháp để tránh khỏi các loài chim hoang dã vẫn cần đảm bảo phúc lợi động vật. Một số loài gia cầm, chẳng hạn như ngỗng hoặc đà điểu, không thể dễ dàng nhốt chúng vào chuồng. Lời khuyên của Chính phủ Anh là thực hiện các biện pháp để ngăn chặn như đảm bảo nguồn thức ăn và nước uống không bị các loài chim hoang dã tiếp xúc.


3. Tự bảo vệ trang trại

"Ngay cả khi gia cầm được nuôi trong trang trại, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn còn, do đó, điều này phải được kết hợp với an toàn sinh học tốt", Giám đốc thú y ở Anh - Nigel Gibbens cho biết các biện pháp phòng chống cúm gia cầm trong trang trại. Một số đàn gia cầm có thể có thể tiếp xúc với các loài chim hoang dã, trong khi bay. Tổ chức phúc lợi Anh khuyên người chăn nuôi nên tự bảo vệ đàn gia cầm kĩ hơn


4. Đảm bảo trang trại và chuồng nuôi được giữ sạch sẽ

Một động thái tốt để giúp ngăn ngừa sự lây lan là thực hiện các bước vệ sinh để giữ chuồng nuôi sạch sẽ, bao gồm khử trùng tất cả các chuồng nuôi một cách thường xuyên. Đối với các nhà chăn nuôi gia cầm thương mại, lời khuyên của Chính phủ Anh là làm sạch hoàn toàn và khử trùng chuồng nuôi vào cuối chu kỳ sản xuất.
Sử dụng thuốc tím hiệu quả trong chăn nuôi gia súc gia cầm
hình ảnh minh họa
 
5. Giới hạn khách vào thăm trang trại của bạn

Những người khách di chuyển giữa các đàn gia cầm có thể là một yếu tố chính trong việc lây lan dịch bệnh nếu những con gia cầm hoang dã bị nhiễm bệnh đang ở trong khu vực đó. Chính phủ Anh khuyến cáo nên giảm sự thăm quan của con người, phương tiện hoặc thiết bị đến và đi từ những khu vực nuôi gia cầm. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ đang cố gắng hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong vùng dịch cúm gia cầm năm 2015, việc giữ các thiết bị thiết yếu trong chuồng nuôi giúp giảm số lượng các chuyến đi cần thiết giữa các trại.
 
 
6. Khử trùng khách và phương tiện

Nếu không thể giảm sự di chuyển con mọi người vào đàn, người chăn nuôi vẫn có thể cải thiện an toàn sinh học hơn bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh lây nhiễm bằng cách làm sạch và khử trùng thiết bị, phương tiện và giày dép. Tác giả và người chăn nuôi gia cầm Christine Heinrichs khuyên bạn nên giữ một bộ quần áo và giày riêng biệt để thăm đàn gia cầm của bạn. "Việc khử trùng sẽ tốn ít chi phí mà vẫn cho phép người khác vào trại mà không làm ảnh hưởng tới đàn," cô nói thêm.
 
Tài xế chở lợn nhiễm virus dịch tả lợn châu Phi dừng bán ở Quảng Nam bị  phạt 8 triệu đồng
hình ảnh minh họa
 
7. Báo cáo ngay lập tức mọi nghi ngờ

Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh (Defra) cung cấp bản tóm tắt các triệu chứng cúm gia cầm ở gia cầm: "Các dấu hiệu lâm sàng mà người nuôi chăn nuôi nên theo dõi ở gia cầm bao gồm sưng đầu, cổ và họng nhạt màu, chán ăn , suy hô hấp, tiêu chảy và ít trứng hơn - mặc dù những điều này khác nhau giữa các loài gia cầm. "
 
8. Biện pháp phòng chống tốt nhất vẫn là tiêm vaccine

Vacine phòng bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực thấp:

MEFLUVAC™ H9ND-16

- Hạt giống virus mới nhất
- H9-16 bảo hộ được tất cả chủng mởi cao hơn H9-11
- Tương đồng đến 96% kháng nguyên thực địa ở Việt Nam

MEFLUVAC™ H9-16

MEFLUVAC™ Multi IB+H9+ND

Vacine phòng bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực cao:

MEFLUVAC™ H5 Plus 8

Nguồnthepoultrysite
Facebook Linkedin Top