Cart

Bệnh Leptospira trên chó và mèo: Hiểu biết và điều trị và phòng ngừa

Bệnh Leptospira, hay còn gọi là Lepto, là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ảnh hưởng đến chó, mèo và thậm chí là con người. Được gây ra bởi vi khuẩn Leptospira, bệnh này có thể lây lan qua tiếp xúc với nước, đất bị ô nhiễm, hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu của động vật nhiễm bệnh. Môi trường ẩm ướt và nơi có nước đọng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn Leptospira phát triển và lây lan.

1.    Tổng quan
Bệnh Leptospira là bệnh lây truyền từ động vật sang người, phân bố trên toàn thế giới. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hầu hết các loài động vật có vú bao gồm cả con người với nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, từ nhiễm khuẩn nhẹ, thể cận lâm sàng đến suy đa cơ quan và tử vong. Việc tiêm vaccine cho chó mèo là cách hiệu quả nhất để phòng căn bệnh này.


2.    Bệnh nguyên

Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira | VinmecXoắn khuẩn Leptospira
 
  • Leptospira là xoắn khuẩn gram âm hiếu khí, có khả năng di chuyển
  • Leptospira tồn tại trong tự nhiên ở các vùng nước trũng, mầm bệnh được thải ra từ nước tiểu của động vật mang trùng, động vật mắc bệnh (thường là chuột chó, gia súc, ngựa, cừu, dê và lợn, đặc biệt là mèo: các nhà khoa học trước kia tin rằng mèo không phải động vật cảm nhiễm khuẩn Leptospira, tuy nhiên hiện nay, nười ta đã tìm ra bằng chứng mèo dễ mắc bệnh xoắn khuẩn tuy nhiên không biểu hiện triệu chứng lâm sàng như các loài vật khác).

 

3.    Đường lây truyền

  • Do tiếp xúc trước tiếp với nước tiểu, sản dịch hoặcc sữa của động vật mắc bệnh.

  • Do tiếp xúc với các khu vực bị ô nhiễm nước tiểu của động vật mắc bệnh.

  • Ngoài ra, xoắn khuẩn còn có thể lây qua đường sinh dục hoặc lây từ mẹ sang con.


4.    Cơ chế sinh bệnh

Giai Đoạn Xâm Nhập

Leptospira xâm nhập cơ thể chủ qua da bị tổn thương hoặc niêm mạc của miệng, mũi và mắt khi động vật tiếp xúc với nước hoặc đất bị ô nhiễm bởi nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Một khi vào trong cơ thể, Leptospira bắt đầu nhân lên.

Giai Đoạn Lây Lan

Sau giai đoạn nhân lên, Leptospira lây lan qua máu đến các cơ quan khác như gan, thận, mắt, não và màng tim. Giai đoạn này thường xảy ra sau vài ngày nhiễm bệnh và có thể gây ra các triệu chứng ban đầu như sốt, uể oải, và giảm ăn.

Gây Tổn Thương Cơ Quan

Leptospira gây tổn thương cho các cơ quan chủ yếu thông qua hai cơ chế:

  1. Gây viêm trực tiếp: Vi khuẩn gây viêm nhiễm ở các cơ quan mà nó lưu trú, đặc biệt là thận và gan, dẫn đến các biểu hiện lâm sàng như vàng da, nước tiểu sẫm màu, và suy giảm chức năng thận.

  2. Phản ứng miễn dịch của cơ thể: Phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn cũng có thể gây tổn thương cho cơ quan, do phản ứng viêm và phá hủy các tế bào của chính cơ thể.

 

Cơ chế gây hoàng đản của bệnh leptospira
  1. Tổn thương gan trực tiếp: Khi Leptospira lây lan đến gan, chúng có thể gây viêm và tổn thương trực tiếp tế bào gan (tế bào hepatocyte), làm giảm khả năng của gan trong việc chuyển hóa và loại bỏ bilirubin.

  2. Tắc nghẽn đường mật: Trong một số trường hợp, Leptospira có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở đường mật, gây tắc nghẽn và ngăn chặn sự lưu thông bình thường của mật, khiến bilirubin tích tụ trong máu.

  3. Tổn thương do phản ứng miễn dịch: Phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn cũng có thể góp phần gây ra tổn thương tế bào gan. Các tế bào miễn dịch và cytokine có thể gây tổn thương tế bào gan trong quá trình chống lại vi khuẩn, làm tăng khả năng xảy ra vàng da.

Khi bilirubin tích tụ trong máu vượt quá khả năng lọc của gan, nó bắt đầu tích tụ trong các mô của cơ thể, gây ra tình trạng da và màng mắt chuyển sang màu vàng, được biết đến là hoàng đản. Hoàng đản không chỉ là một dấu hiệu của tổn thương gan mà còn là một biểu hiện lâm sàng quan trọng cảnh báo về sự nghiêm trọng của bệnh Leptospirosis.

 

5.    Triệu chứng lâm sàng

Leptospirosis in Dogs | Clinician's Brief
Hoàng đản do Leptospira ở chó

Ở Chó

-Triệu chứng lâm sàng:

  • Tổn thương thận cấp: Đặc trưng bởi mệt mỏi, bỏ ăn, nôn mửa, đau bụng, đa niệu, thiểu niệu, hoặc vô niệu.

  • Tổn thương gan cấp: Có thể xảy ra cùng với hoặc độc lập từ tổn thương thận, biểu hiện qua hoàng đản, nôn mửa, mệt mỏi, và bỏ ăn.

  • Triệu chứng không điển hình: Bao gồm đau cơ, cứng cơ, yếu cơ, run rẩy; xuất huyết điểm trên da (do viêm mạch); ỉa phân đen và nôn máu là các biểu hiện của rối loạn đông máu.

  • Triệu chứng phổ biến: Nôn mửa, tiêu chảy, sụt cân, sốt hoặc hạ thân nhiệt, nổi hạch, và phù nề.

-Kết quả xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Tăng nito máu, tăng phốt pho máu, nhiễm toan chuyển hóa, hạ natri máu, tăng kali máu.

  • Xét nghiệm nước tiểu: Giảm tiểu cầu, protein niệu, glucose niệu, huyết niệu, và mủ niệu.

  • Sinh hóa máu: Tăng ALP, tăng ALT, và tăng nồng độ bilirubin.

-Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X-quang ngực: Có thể thấy xuất huyết phổi.

  • Chụp X-quang bụng: Có thể thấy gan to.

Ở Mèo:

Trái ngược với chó, triệu chứng lâm sàng ở mèo do Leptospira gây ra là hiếm gặp và thường không rõ ràng. Tuy nhiên, một số trường hợp cấp tính ở mèo non có thể gây tan huyết do nhiễm chủng Leptospira cụ thể.

Triệu chứng có thể gặp:

  • Đa niệu và khát nước mạnh mẽ (do tiểu đường).

  • Huyết niệu và viêm màng bồ đào.

  • Mệt mỏi và ủ rũ, cùng với chán ăn và bỏ ăn.

  • Sụt cân, tích dịch hoặc tràn dịch vào khoang bụng.

  • Nôn mửa và tiêu chảy.

  • Viêm da và các điểm viêm trên da và ngón chân.

  • Viêm thận, được báo cáo là triệu chứng điển hình của bệnh thận mạn tính ở mèo do Leptospira.


6.    Điều trị

  • Điều trị kết hợp kháng sinh: Kháng sinh được khuyến cáo trong trường hợp nhiễm xoắn khuẩn là tiêm tĩnh mạch hoặc sử dụng doxycyline đường uống. Các triệu trứng bệnh thường là nôn mửa và chán ăn, vậy nên ban đầu nên lựa chọn phương pháp truyền tĩnh mạch sau khi các triệu chứng tiêu hóa đã hết (nôn mửa) mới sử dụng doxycycline đường uống để loại bỏ xoắn khuẩn khỏi ống thận.

    Kháng sinh: 

    • Ampicillin 20–30 mg / kg IV q6-8h

    • Penicillin G 25.000–40.000 U / kg IV q6–8h

    • Doxycycline 5 mg / kg PO q12h hoặc 10 mg / kg PO q24h

    Chăm sóc: Tùy vào tình trạng bệnh mà có mức độ chăm sóc cho con vật khác nhau, sử dụng các phương pháp như truyền dịch tĩnh mạch; thuốc chống nôn, thuốc giảm đau và kết hợp với thuốc bổ, vitamin.


Nguồn: MSD


 

Facebook Linkedin Top