Cart

Bệnh nấm phổi ở gia cầm

Bệnh nấm phổi phát triển rất mạnh ở môi trường ẩm, bẩn và không thông thoáng. Ở gia cầm là bệnh do nấm Aspergillus fimugatus gây ra với biểu hiện rối loạn hô hấp, u nấm rải rác ở phổi và khí quản gây chết chủ yếu ở con non

Những điều cần nhớ 

  • Bệnh tích đặc chưng: u nấm rải rác ở phổi và túi khí.
  • Biểu hiện đặc chứng: rối loạn hô hấp, con vật khó thở nhưng KHÔNG CÓ BIỂU HIỆN HEN KHẸC.
  • Độ tuổi: thường mắc ở con non 1-3 tuần tuổi với tỉ lệ mắc và chết cao, con vật chết nhanh. Ở gia cầm trưởng thàn, tỉ lệ mắc và chết thấp nhưng con vật mắc bệnh dai dẳng=> suy nhược
  • Truyền lây: bào tử nấm cư trú ở nơi từng bị, vỏ trứng, máy ấp trứng => cần khử trùng kỹ, nếu có thể hãy khử trùng bằng formone+ thuốc tím, tỉ lệ 2:1
  • Trị bệnh: Đọc ở phần điều trị
 

1. Đặc điểm chung

Do nấm Aspergillus, phổ biến nhất là Aspergillus fumigatus ( ngoài ra có thể do nấm A.flavus, A.niger).

Độ tuổi: 

  • 1-3 tuần tuổi: thường mắc thể cấp tính, tỉ lệ mắc và nhiễm cao, tỉ lệ chết 50-70%
  • Gia cầm trưởng thành: thường mắc thể mãn tính, tỉ lệ mắc và nhiễm thấp, con bệnh mắc bệnh mãn trong thời gian dài => suy nhược.
 

2. Đường lây nhiễm

Bào tử của nấm Aspergillus có trong:

  • Môi trường sống: không khí, nước đất, cây cổ mục nát, phân, chất độn chuồng, thức ăn
  • Nhiễm nấm từ máy ấp trứng, hoặc từ vỏ trứng nhiễm nấm.

=>Đặc biệt, bào tử nấm rất dễ lưu lại ở chuồng nuôi, nơi gia cầm đã từng bị nấm => cần thay chất độn chuồng và sát trùng (được giải thích ở phần điều trị).

 

3. Cơ chế sinh bệnh

-Từ không khí, các bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí qua bụi hít từ mũi, khí quản, bào tử nấm cư trú ở đây, đến khi sức đề kháng bị giảm sẽ phát bệnh.

-Sau khi vào cơ thể gia cầm, nấm có thể kí sinh ở khí quản, phổi gây tác động tại chỗ, gây viêm phổi cấp tính hoặc tạo thành các u nấm trong nhu mô phổi.

-Dưới phản ứng viêm của cơ thể, bào tử, sợi nấm bị phá hủy và giải phóng nhiều độc tố gây nhiễm độc cho vật chủ gây chết.

 

4. Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng điển hình: khó thở, thở hổn hển, thở gấp.

Nếu con vật mắc bệnh nấm phổi, sẽ có biểu hiện khó thở nhưng không khò khè hay khẹc.

  • Cấp tính xảy ra ở gia cầm từ 1 -3 tuần tuổi, tỷ lệ chết cao. Triệu chứng đặc trưng là con vật khó thở nên phải dài cổ và há mồm khi thở. Xoang mũi có những nốt nấm màu trắng đục
  • Mạn tính xảy ra trên gia cầm lớn với biểu hiện: ủ rũ, giảm ăn, uống nhiều nước, thở khó, chảy nước mắt, nước mũi. Giảm đẻ hoặc ngừng đẻ, gầy yếu. Thường trường hợp này tỷ lệ chết thấp nhưng do sức đề kháng thấp nên thường kế phát nhiễm khuẩn (e.coli, thương hàn, ...) dẫn đến tỷ lệ chết tăng cao.
 

5. Bệnh tích

Bệnh tích đặc trưng chủ yếu ở phổi và các túi khí: u nấm màu vàng, xám hoặc đen phân bố trên khắp 2 lá phổi và thành túi khí. Các u nấm này rất dễ bóc tách khỏi tổ chức nhu mô phổi và túi khí.

Ngoài ra:

  • Bên trong xoang miệng có nhiều bựa trắng, xoang mũi có thể có hạt nấm.
  • Khí quản sần sùi, nhiều nốt nấm gây khó thở.
  • Các nốt nấm, u nấm cũng có thể xuất hiện trong xoang ngực, xoang bụng, các cơ quan nội tạng khác như: tim, gan , lách, ruột, cơ, khớp,... gan bị phù, tích nước trên bề mặt gan, rìa gan càng và một bên gan phì địa, một bên gan bị teo.
  • Những nơi bị nấm bám đều gây tác động tại chỗ (viêm, loét, tê, bài...) tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nầm bệnh khác xâm nhập vào vật chủ.

U nấm rải rác ở phổi và túi khí

6. Chẩn đoán

  • Nhận định môi trường sống: có ẩm, bẩn và không thông thoáng không.
  • Con vật có bị thiết chất dinh dưỡng không: gia cầm bị phát bệnh nấm khi thiếu dinh dưỡng.
  • Dựa trên tiền sử bệnh ở khu chăn nuôi: Khu vực đã từng có gia cầm bị nấm chưa.
  • Lâm sàng:
Biểu hiện: thở khó, gia cầm 1-3 tuần tuổi chết rất nhanh => KHÔNG CÓ BIỂU HIỆN HEN KHẸC.
Bệnh tích: u nấm rải rác ở phổi và túi khí.
 

7. Điều trị

-Quan trọng nhất: Thuốc kháng nấm

  • Nystatin
  • Mycostatin
  • Sulfat đồng

-Môi trường nuôi

  • Chuồng nuôi: bắt buộc phải thay chất độn chuồng, sát trùng chuồng nuôi, đảm bảo chuồng sạch sẽ và khô thoáng. Nếu có điều kiện, hãy xông hơi bằng formone + thuốc tím với tỉ lệ 2:1.
  • Dinh dưỡng: Đầy đủ và cân bằng, dùng men vi sinh để tăng cường tiêu hóa.
  • Tăng sức đề kháng, bổ sung điện giải và chống stress:Vitamin C, NaCl, KCl.
  • Khuyến khích sử dụng thêm giải độc gan thận: Giải độc tính của nấm.
Nguồn tham khảo: PGS.TS Phạm Ngọc Thạch/ MSD
Facebook Linkedin Top