Cart

Bệnh Tai Xanh trên heo (Hội chứng Rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn)

Tuy không nguy hiểm như dịch tả lợn châu phi nhưng bệnh tai xanh cũng bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn hiện nay. Hãy cùng VINODA tìm hiểu về bệnh này trong bài viết này để biết tại sao nó nguy hiểm như vậy.

Thông tin tổng quan

Bệnh tai xanh là bệnh gì?
 
Bệnh tai xanh ở lợn hay còn được biết đến với tên gọi khác hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus thuộc giống Arterivirus gây ra. Bệnh lây lan nhanh chóng và gây chết nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
 

Vius gây bệnh tai xanh ở lợn có thể lây truyền qua không khí, qua tiếp xúc trực tiếp, qua dụng cụ chăn nuôi, tinh dịch và qua vật chủ trung gian (ruồi, muỗi, ve,..). Virus tồn tại trong cơ thể vật nuôi và lây bệnh trong vòng từ 2 – 3 tháng.

Khi lợn mắc bệnh tai xanh sẽ dễ mắc các bệnh bội nhiễm khác như: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh Glasser, bệnh E.coli, bệnh viêm phổi,…

Viruss gây ra bệnh ở tai xanh?

Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PRRS) do arterivirus gây ra. Virus này được phân thành 3 loại:

  • Chủng 1 gồm những virut thuộc dòng Châu Âu (độc lực thấp)
  • Chủng 2 gồm những virut thuộc dòng Bắc Mỹ (độc lực cao)
  • Chủng 3 gồm những virut thuộc dòng Trung Quốc (độc lực cao)
Virus này rất nhạy cảm với môi trường và chất sát trùng, và được đặc trưng bởi khả năng đột biến rất lớn. Virus PRRS có ái lực đặc biệt với các đại thực bào phế nang có trong phổi. Đại thực bào là một phần của hệ thống miễn dịch, chúng ăn và loại bỏ vi khuẩn và virus xâm nhập.
 
 Virus nhân lên bên trong các đại thực bào tạo ra nhiều virus hơn, và các tế bào sẽ chết trong quá trình này. Nó tiêu diệt tới 40% đại thực bào, giúp loại bỏ hầu hết các cơ chế bảo vệ của heo, đồng thời cho phép vi khuẩn và virus khác sinh sôi và gây hại cho hệ hô hấp. Virus này có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm sang bào thai từ ngày thứ 70 của thai kỳ, gây sảy thai trong giai đoạn 1/3 cuối thai kì và tạo thai khô hoặc thai chết lưu.

Triệu trứng của bệnh

Biểu hiện mãn tính của nó có nhiều mức độ. Các tình trạng lâm sàng thường tương tự như những biểu hiện ở giai đoạn cấp tính, nhưng nó chỉ ảnh hưởng đến một tỷ lệ phần trăm heo, đặc biệt là hậu bị. Dạng mãn tính ảnh hưởng đến heo ở mọi lứa tuổi nhưng với mức độ ít nghiêm trọng hơn.

Các triệu chứng có rất nhiều mức độ tùy thuộc vào chủng. Các chủng ở Bắc Mỹ vè Trung Quốc nghiêm trọng hơn về mặt lâm sàng.

 Bệnh cấp tínhBệnh mãn tính
Nái
  • Sốt,Bỏ ăn ngắn ngày.
  • Sảy thai, đặc biệt là vào cuối thai kỳ (1/3 cuối). Đây thường là những dấu hiệu đáng chú ý đầu tiên.
  • Có thể quan sát thấy tai heo tạm thời chuyển thành màu xanh (bệnh tai xanh).
  • Một số nái đẻ sớm hơn từ 2 đến 3 ngày.
  • Tăng số con lên giống lại từ 21 đến 35 ngày sau phối.
  • Thời gian không lên giống kéo dài hơn và chậm lên giống lại sau khi cai sữa.
  • Các dấu hiệu ho và hô hấp.
  • Thai khô, số thai chết lưu tăng lên, Mất sữa và viêm vú.
  • Heo con yếu khi mới sinh.
  • Có hiện tượng sảy thai nhưng với tỷ lệ thấp hơn (2-5%).
  • Một số nái có dà chuyển màu xanh thoáng qua (sau đó trở lại bình thường).
  • Một số nái đẻ non.
  • Tăng lên giống lại 21-35 ngày sau khi phối.
  • Giai đoạn không lên giống kéo dài và lên giống trễ sau khi cai sữa.
  • Mất sữa và viêm vú.
  • Thai khô.
  • Mức độ thai chết lưu vẫn cao.
  • Một số heo con yếu khi mới sinh.
Heo con theo mẹ
  • Tiêu chảy.
  • Heo con kém sức sống.
  • Gia tăng các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như Glässer và Streptococcus suis.
  • Heo con kém sức sống.
  • Tăng khả năng nhiễm trùng đường hô hấp như Glässer và Streptococcus suis.
Nọc
  • Kém ăn,tăng thân nhiệt, uể oải
  • Kém tính hăng, hoạt lực tinh trùng giảm..
  • Nái sinh ra các ổ ít con.
  • Giảm sản lượng tinh dịch.
  • Kém tính hăng.
  • Hoạt lực tinh trùng giảm.
  • Nái sinh ra các ổ ít con.
Heo cai sữa và heo xuất chuồng
  • Kém ăn, hắt hơi, ho vừa phải.
  • Sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát trước đó (Salmonella, viêm phổi địa phương, App, PCVAD, Streptococcus suis).
  • Dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp (Mycolasma, cúm), dẫn đến viêm phổi cấp tính với nhục hoá nặng.
  • Một số trại không biểu hiện triệu chứng.
  • Giảm tăng trọng hàng ngày.
  • Tăng tỷ lệ chết.
  • Sự gia tăng của các bệnh truyền nhiễm đã từng được kiểm soát (Salmonella, viêm phổi do vi khuẩn, App, PCVAD, Streptococcus suis).
  • Ho vừa phải, hắt hơi.
  • Dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp (Mycolasma, cúm), dẫn đến viêm phổi cấp tính với nhục hoá nặng.
  • Ở một số trang trại không có triệu chứng.
  • Giảm tăng trọng hàng ngày.
  • Tăng tỷ lệ chết.

 

Bệnh tích

  • Màu da tím tái ở tai, mõm, bụng
  • Viêm phổi kẽ
  • Ở xoang bụng có tích dịch
  • Hạch bạch huyết sưng to hơn bình thường
  • Lợn xuất huyết đa phủ tạng
  • Bệnh tích ở cổ tử cung
Sau đay là một số hình ảnh bệnh tích của bệnh.

 

Bệnh tích của bệnh Tai Xanh ( Nguồn 3tres3)

 

Chẩn Đoán 

Ngoài việc nhận biết bệnh tai xanh ở lợn thông qua các triệu chứng lâm sàng thì bạn cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán để phân biệt với các loại bệnh tương tự.

Bạn có thể lấy mẫu máu của lợn bị nhiễm bệnh đi xét nghiệm huyết thanh bằng phương pháp ELISA để kiểm tra, đánh giá nồng độ kháng thể trên tổng đàn.

Phương pháp Phòng và Chữa bệnh

Khi lợn đã xác nhận mắc Tai Xanh

 
Sự nguy hiểm ở Tai Xanh là ở chỗ là nó sẽ bị bội nhiễm với các bệnh khác,  thực tế tỉ lệ bị bội nhiễm các bệnh khác lên đến 90% và đây là nguyên nhân tỉ lệ chết cao ở bệnh này. Khi đã biết được đàn mắc Tai xanh chúng ta nên làm phương pháp sau:
  • Tiêu độc, sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc chuyên dụng.
  • Nâng sức đề kháng toàn đàn bằng việc bổ sung chế phẩm sinh học và Vitamin C trộn cho ăn.
  • Khống chế các bệnh kế phát khác (tùy vào từng loại bệnh).
  • Lưu ý không nên cho long đờm khi thấy heo có hiện tượng ho nhiều ( Điều này sẽ khiến nó ho mạnh hơn và chết sớm hơn)
  • Bố trí tiêm phòng khi tình trạng đã ổn định.
Phương pháp phòng chống

a) Phòng bệnh trước khi có dịch

  • Định kỳ tiêm phòng vaccine bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, các bệnh thường gặp trên lợn.
  • Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho lợn.
  • Giữ chuồng trại mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Vệ sinh bên ngoài và bên trong chuồng trại 1 lần/ ngày.
  • Bổ sung thêm chế phẩm sinh học vào thức ăn cho lợn nhằm khống chế vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp và tiêu hóa của lợn.
  • Định kỳ xét nghiệm bệnh bằng máy Pockit PCR để phát hiện sớm virus, vi khuẩn gây bệnh.

b) Phòng bệnh khi dịch bệnh bùng phát

  • Những con bị nhiễm bệnh cần được cách ly ra khu vực riêng.
  • Tuyệt đối không giết mổ, vứt xác lợn chết xuống sông mà cần thực hiện tiêu hủy theo quy định của ngành thú y.
  • Người tiêu dùng không mua lợn bị nhiễm bệnh.
  • Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, giày dép khi vào trang trại.

Nguồn: Tổng Hợp

Facebook Linkedin Top