Cart

Biện phải kiểm soát chuồng lợn để tái đàn hiệu quả sau khi nổ dịch

Thời gian gần đây, giá thịt lợn hơi trên thị trường tiệp tục giảm trong nhiều ngày nhưng hiện vẫn còn lãi. Việc nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã có nên mở rộng tái đàn đẻ vào vụ Tết lúc này hay không vẫn là bài toán khó, đòi hỏi tính toán kỹ để tránh rủi ro trước những tác động, diễn biến của giá thức ăn, cung - cầu, dịch bệnh… Đặc biệt, bệnh Dịch tả lợn Châu phi vẫn có diễn biến rất phức tạp, khó kiểm soát, nhiều trại tái nhiễm bệnh nhiều lần. Để phòng, chống một cách có hiệu quả dịch bệnh cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong nội dung bài viết này, VINODA xin hướng dẫn người chăn nuôi một số nguyên tắc xử lý chuồng nuôi để tái đàn hiệu quả.

XỬ LÝ TRONG KHU VỰC CHUỒNG NUÔI

Đối với chuồng nuôi: Thu gom toàn bộ rác thải, chất độn chuồng, bụi bẩn, màng nhện, trong khu vực chuồng. Vệ sinh bằng vòi nước ấp lực cao toàn bộ: nền chuồng, tường, máng ăn cống rãnh thoát nước, quạt, cầu cân…Tưới xút tỷ lệ 1:20 (1kg sút cho 20 lít nước) ngâm ít nhất 60 phút, sau đó rửa sạch. Chờ chuồng khô dùng khí ga đốt toàn bộ bề mặt chuồng, tường, vách ngăn và cầu cân. Phun thuốc sát trùng: Hankon ws, Vinadine hoặc Mekodine… toàn bộ chuồng nuôi: nền chuồng, tường, cửa, bạt trần…Quét vôi nền chuồng, tường, lối đi, cầu cân… Sau khi quét vôi 24-48h, tiếp tục sử dụng thuốc sát trùng phun lại toàn bộ chuồng nuôi.

Giàn mát: Sử dụng nước xà phòng hoặc nước tẩy sàn phun ướt toàn bộ, sau 30 phút rửa lại bằng nước sạch. Phun ướt toàn bộ bề mặt bằng thuốc sát trùng với tỷ lệ pha loãng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiếp tục pha thuốc sát trùng vào bể nước để chạy giàn mát liên tục 3-5h. Bịt kín dàn mát bằng bạt sau đó tiến hành xông formol.

Dụng cụ, trang thiết bị: Tháo rời các dụng cụ, rửa sạch bằng vòi cao áp. Ngâm sút trong 60 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Tiếp tục sử dụng thuốc sát trùng ngâm trong 24h, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Để khô đưa vào chuồng nuôi xông Formol.

Với quần áo bảo hộ, khăn lau, thảm đỡ đẻ…: Giặt bằng xà phòng, ngâm sát trùng trong vòng 24h. Sau đó đưa vào xông Formol.

Đối với đường ống dẫn nước: Làm trống, sạch tất cả hệ thống nước uống, từ nơi chứa đến tất cả núm uống trong tất cả dãy chuồng. Xả hết nước cũ, sử dụng hydrogen Peroxyd 10% với hàm lượng Peroxyd từ 30% hoặc 40%, ngâm trong 24h, sau đó xả lại bằng nước sạch. Ngâm lại bằng Chlorine trong 24h, sau đó xả lại bằng nước sạch liên tục trong 15 - 30 phút. Sau 24 giờ, tiếp tục rửa sạch tất cả đường ống và hệ thống chứa nước.

 

 

XỬ LÝ KHU VỰC BÊN NGOÀI CHUỒNG NUÔI

Kho cám, thuốc, nhà sát trùng, phòng tắm: Thu gom toàn bộ rác thải mang đốt, quét dọn sạch sẽ sau đó cọ rửa bằng nước sạch dưới vòi áp lực cao. Tưới sút trong 60 phút, rửa lại bằng xà phòng và nước sạch. Quét vôi nền, tường, đường đi; chờ khô phun lại bằng các loại thuốc sát trùng sau đó xông Formol. Quy trình này áp dụng tương tụ với khu nhà ở công nhân, kỹ thuật, bảo vệ…Đối với hệ thống xe vận chuyển nội bộ:

Bước 1: Toàn bộ vật dụng trong thùng xe, buồng lái đều được tiêu hủy hoặc vệ sinh bằng cách rửa sạch và xử lý bằng cồn 70 độ.

Bước 2: Rửa sạch toàn bộ bề mặt xe bằng xà phòng, lặp lại 2 lần.

Bước 3: Để khô phun thuốc sát trùng.

Bước 4: Sau khi phun sát trùng 30 phút phun dung dịch vôi.

Bước 5: Toàn bộ xe đẩy cám, phân, … đưa vào chuồng xông formol

Hệ thống hố, máng khử trùng, cống rãnh…: Tiến hành nạo vét, khơi thông sau đó xử lý bằng dung dịch vôi 3%. Rác thải và chất độn chuồng: Thu gom tập kết tại khu vực quy định xa chuồng nuôi sau đó đốt hoặc xử lý bằng các biện pháp sinh học.

Khu vực xung quanh trại: Phát quang cây cối, bui rậm, chất thải mang đốt. Rải vôi bột hoặc nước vôi một lần / tuần. Phun sát trùng quanh khu vực một lần/ tuần. Tiến hành diệt chuột và các loại côn trùng trong khu vực chăn nuôi..

 

Hình ảnh vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng nuôi

KIỂM SOÁT CON GIỐNG: Thực hiện mua giống ở những cơ sở sản xuất an toàn dịch. Đặc biệt, có thể lấy mẫu huyết thanh trước khi quyết định bắt lợn để xét nghiệm, kiểm tra xem có dương tính với Dịch tả lợn châu phi không. Sau khi nhập lợn về phải có khu vực nuôi cách ly mới được đưa vào các ô chuồng, dãy chuồng nuôi. Trong thời gian nuôi cách ly cần tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên kiểm tra, giám sát để bảo đảm đàn lợn hoàn toàn âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu phi.

Lưu ý: Mọi biện pháp đều vô nghĩa khi bạn mang heo bệnh về nuôi, cho nên điều quan trọng trước khi nhập bạn cần test thử xem đàn heo nhập đã nhiễm bệnh hay chưa mới nhập về tái đàn.

Nguồn tham khảo: Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội

Facebook Linkedin Top