Cart

Cách tăng hiệu quả tiêm phòng vaccine cho vật nuôi

Tiêm phòng là một bước vô cùng quan trọng và hiệu quả để tạo miễn dịch chủ động cho vật nuôi trước tác nhân gây bệnh. Bạn đã biết cách tiêm để nâng cao hiệu quả phòng bệnh cho vật nuôi chưa?

Trước khi tiêm

Trước khi tiêm phải kiểm tra kĩ mọi thông số của vaccine


- Kiểm tra vaccine: Mua vaccine ở những địa chỉ tin cậy, vaccine rõ nguồn gốc, giấy tờ, vaacine được bảo quản đúng theo quy định của nhà sản xuất ( Thông thường 2-8C trong ngăn mát tủ lạnh),....
- Trong quá trình vận chuyển phải bảo quản vắc xin trong hộp xốp có đá lạnh. Nắp của thùng phải luôn được đóng chặt để tránh ánh sáng chiếu vào lọ vắc xin. Không được để vắc xin tiếp xúc trực tiếp với đá.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng.
- Kiểm tra hạn sử dụng của vaccine, số lô, số liều. Không sử dụng lọ vaccine đổi màu, nghi hỏng, vỡ, nứt,...
- Lắc kĩ vaccine trước khi sử dụng
- Chỉ pha vaccine bằng nước pha đi kèm của từng loại vaccine
- Chỉ tiêm vaccine cho gia súc, gia cầm đang khỏe mạnh và trong độ tuổi khuyến cáo của nhà sản xuất. Không tiêm cho vật nuôi đang bệnh hoặc nghi mắc bệnh. Tùy thuộc vào từng loại vaccine mà k tiêm cho gia súc mang thai, đang cho con bú hoặc gia cầm đang trong giai đoạn khai thác trứng,..
- Khi tiêm cùng một lúc nhiều loại vắc xin thì không nên trộn lẫn vào nhau hoặc tiêm ở cùng một vị trí mà phải tiêm ở những vị trí khác nhau.
- Vắc xin tiêm phòng cho gia súc, gia cầm không được quá lạnh, đảm bảo ở nhiệt độ phòng khoảng 25C
- Lọ vắc xin sau khi mở nắp hoặc sau khi pha nên dùng hết trong vòng 1 - 2 giờ để vắc xin đạt hiệu quả cao.
- Dụng cụ và kim tiêm phải được vô trùng, chọn kim phù hợp


Trong khi tiêm

Tiêm đúng liều, đúng kĩ thuật, nhẹ nhàng đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi


- Thao tác đúng kĩ thuật, đúng đường đưa thuốc. Tiêm nhẹ nhàng, đẩy thuốc vào từ từ tránh con vật bị stress, sốc
- Trong lúc tiêm cần tránh ánh nắng mặt trời


Sau tiêm


- Theo dõi tình trạng sức khỏe của con vật sau tiêm trong vài giờ
Nếu có phản ứng cục bộ như sưng, tấy, đỏ, đau,.. đây là những hiện tượng không nguy hiểm có thể biến mất sau vài giờ. Lúc này bạn cần chườm nước nóng tại vị trí tiêm. Sau vài ngày, thấy vị trị tiêm vẫn sưng, sờ thấy mềm con vật đau khả năng đã bị áp se và bạn phải điều trị bằng kháng sinh
Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ngay sau khi tiêm: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (thường gặp ở lợn). Khi có hiện tượng dị ứng nặng nên sử dụng các loại thuốc chống Histamin như: Dimadron, Epharin, Phenergan, Adrenalin để tiêm cho con vật.
Cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng gia súc gia cầm sau tiêm, có chế độ ăn khoa học đủ chất để con vật có sức khỏe tốt, tăng khả năng đáp ứng miễn dịch.

Facebook Linkedin Top