Hàm lượng lysine trong khẩu phần có ảnh hưởng đến những chỉ tiêu nào ở heo nái nuôi con?
Trong thời gian cho con bú, heo nái cần được cung cấp các chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho nhu cầu duy trì của heo nái và sự tăng trưởng của heo con. Sản lượng sữa chiếm khoảng 75% tổng nhu cầu dinh dưỡng của heo nái nên ngày càng khó có thể đáp ứng được các nhu cầu khác như kích thước và tỷ lệ tăng trưởng của lứa heo con. Trong hai thập kỷ qua, các cải tiến gen đã giúp cải thiện được hiệu quả và năng suất của đàn heo nái. Tuy nhiên, khi di truyền học tiếp tục phát triển thì ước tính nhu cầu cho heo nái cần phải được đánh giá lại để đảm bảo tất cả các chất dinh dưỡng có thể đáp ứng được năng suất tối ưu của heo nái và lứa heo con sinh ra.
Có một nghiên cứu trước đây được tiến hành ở Đại học bang Kansas, đánh giá hiệu quả trên heo nái nuôi con lứa đầu tiên khi tăng hàm lượng Lysine tiêu hóa chuẩn hồi tràng (hay còn gọi là hàm lượng SID Lysine). Kết quả cho thấy độ dày mỡ lưng của heo nái giảm khi khẩu phần ăn chứa SID Lysine tăng từ 0.80 đến 1.25% nhưng không có sự khác biệt nào về năng suất giữa heo nái hoặc lứa heo con. Nghiên cứu này được tiến hành với heo nái đẻ ít lứa, không có heo nái đẻ nhiều lứa.
Do đó, nghiên cứu tiếp theo là đánh giá hiệu quả ở heo nái nuôi con lứa đầu tiên và heo nái nuôi con nhiều lứa khi tăng SID Lysine ở điều kiện thương phẩm. Nghiên cứu được tiến hành ở một trang trại chăn nuôi heo thương phẩm, miền trung Nebraska với bốn mức SID Lysine (0.75, 0.90, 1.05 và 1.20%). Tổng số 710 hỗn hợp heo nái được sử dụng trong nghiên cứu này, với số lứa đẻ trung bình là 3.2 và các con heo nái được chia thành 4 nhóm nghiệm thức. Vào ngày thứ 112 của thai kỳ, heo nái được cân, được đo độ dày mỡ lưng và độ dày thịt thăn bằng siêu âm. Heo nái được chuyển đến chuồng đẻ vào ngày thứ 113 của thai kỳ và bắt đầu ăn khẩu phần thí nghiệm. Ở bất kể nghiệm thức nào đều diễn ra việc nuôi dưỡng chéo trong 48 giờ sau khi sinh để giúp cân bằng kích thước lứa đẻ. Các lứa heo con được cân vào ngày thứ 2 và ngày thứ 17 để đánh giá sự tăng trưởng của lứa đẻ. Khi cai sữa (từ ngày 19 đến ngày 24), heo nái tiếp tục được cân, được đo độ dày mỡ lưng và thịt thăn bằng siêu âm. Thu thập ghi lại các số liệu về tỷ lệ thụ thai và về năng suất lứa sau trong khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến động dục.
Tăng SID Lysine không ảnh hưởng đến việc giảm thể trọng heo nái tơ. Tuy nhiên, tăng SID Lysine lên 1.20% ở heo nái lứa 2, hoặc 1.05% ở heo nái lứa 3 hoặc heo nái đẻ nhiều lứa hơn sẽ làm giảm thể trọng của nó trong lúc nuôi con. Độ dày mỡ lưng giảm đi nhiều khi SID Lysine tăng lên 1.20%, bất kể bao nhiêu lứa đẻ. Ngược lại, độ dày thịt thăn tăng lên khi SID Lysine tăng lên, với heo nái được cho ăn 1.20% SID Lysine giúp tăng độ dày thịt thăn. Ở heo nái đẻ lứa đầu, tăng SID Lysine từ 0.75 lên 1.05% giúp cải thiện tỷ lệ đàn giống cái vào ngày thứ 7 sau khi cai sữa từ 76.5% lên 92.3%. Mặt khác, không thấy sự khác biệt nào về đặc điểm sinh sản sau cai sữa đối với heo nái lứa 2 hoặc đẻ nhiều lứa hơn.
Để lứa heo con sinh ra tăng trọng từ ngày 2 đến ngày 17 cần cho heo nái ăn tối đa ở mức 1.05% SID Lysine và giảm ở mức 1.20% SID Lysine. Khi heo nái ăn khẩu phần có chứa 1.2% SID Lysine sẽ làm giảm lượng ăn vào của nó dẫn đến sản lượng sữa mẹ giảm làm cho lứa heo con sinh ra tăng trưởng chậm. Không có sự khác biệt về kích thước lứa đẻ lúc cai sữa hoặc khác biệt trong tỷ lệ sống sót của heo con ở bất kể mức SID Lysine nào trong khẩu phần ăn của heo nái nuôi con.
Tóm lại, kết quả của chúng tôi cho thấy heo nái sẽ huy động lượng mỡ trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của lứa heo con nếu nhu cầu dinh dưỡng không được đáp ứng đủ nhờ lượng ăn vào. Tuy nhiên, tăng hàm lượng axit amin có thể hỗ trợ giảm mất protein trong quá trình cho con bú. Trong khi mức tối ưu của khẩu phần ăn có chứa SID Lysine là tùy theo nhu cầu của heo nái, nó có thể khác nhau dựa trên các tiêu chí về đáp ứng nhu cầu cơ thể, nhu cầu lứa đẻ và rõ ràng là việc giảm huy động protein có lợi cho năng suất sinh sản của heo nái.
Nguồn: Nationalhogfarmer