Cart

Lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, lợi ích trước mắt hậu họa về sau – giải pháp thay thế kháng sinh

Việt Nam đang trong bước chuyển đổi chăn nuôi từ quy mô nhỏ lẻ sang nông hộ có kiểm soát và trang trại. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, nhất là miền Bắc  Việt Nam với thời tiết thất thường Việt Nam cộng với khâu quản lý chuồng trại, vệ sinh và thức ăn chăn nuôi chưa đúng tiêu chuẩn để có thể kiểm soát dịch bệnh, vì vậy việc lạm dụng kháng sinh đang trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi theo 3 hướng

Dùng để phòng bệnh, điều trị dự phòng và điều trị bệnh.

Hiện tại, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi để điều trị và kích thích tăng trưởng ở Việt Nam ở mức độ rất cao. Bên cạnh đó lý do mà người chăn nuôi cần thiết phải sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi là do điều kiện khí hậu thời tiết nhất là ở miền Bắc Việt Nam, thất thường và độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi rút phát triển, vì vậy việc sử dụng kháng sinh là không thể tránh khỏi, tuy nhiên kháng sinh đang bị lạm dụng trong chăn nuôi.

Việc sử dụng kháng sinh thấp với liều điều trị bệnh dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và xuất hiện hiện tượng kháng kháng sinh, vi khuẩn này rất dễ lây sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với con vật hoặc khi tiêu thụ sản phẩm từ động vật, hay trong tự nhiên và môi trường sống.

Kể từ sau 90 năm kể từ khi con người phát hiện ra kháng sinh thì trong tương lai, loài người sẽ phải đối diện với tình trạng: Không có thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả một số bệnh truyền nhiễm.

Meat | Definition, Types, & Facts | Britannica

Ảnh: Shutterstock

Những cuộc khảo sát nghiên cứu để các định tình trạng kháng thuốc ở một số vi khuẩn, các chủng Campylobacer spp, Echrichia Coli và Salmonella spp phân lập được ở các trang trại chăn nuôi và các mẫu thịt heo, thịt gia cầm từ các chợ bán lẻ đều có tỷ lệ kháng thuốc cao với các loại thuốc kháng sinh đang sử dụng.

Giải pháp thay thế kháng sinh

Kháng kháng sinh đang là vấn đề nhức nhối trong cả nhân y và thú y

Nếu không kiểm soát việc dùng kháng sinh sẽ gây ra những tác hại khôn lường, nhận thấy rõ những mối nguy hại này chính phủ cùng các cơ quan chức năng đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình hạn chế những rủi ro đó. Ở cấp độ quốc gia, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Tây Thái Bình Dương đã thông qua Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng kháng sinh. Chương trình hành động được ban hành theo Quyết định số 2625/QĐ BNN-TY ngày 21/6/2017 của Bộ NN&PTNT.

Ngoài ra, Việt Nam tham gia Chương trình một sức khỏe của thế giới. Khung đối tác một sức khỏe về phòng chống bệnh dịch từ động vật lây sang người giai đoạn 2021 - 2025 được ký kết ngày 23/3/2022 giữa Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và 29 đối tác phát triển trong nước và quốc tế, với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kiểm soát bệnh từ động vật lây sang người, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Nhiều biện pháp đã được áp dụng, nhiều nghiên cứu khoa học được thực hiện để kiểm soát việc sử dụng kháng sinh; Tăng cường đều đặn việc giám sát của bác sĩ thú y tại cơ sở chăn nuôi: Sử dụng chế phẩm an toàn sinh học các chất thay thế kháng sinh như probiotics, prebiotic, axit hữu cơ, enzyme, chiết xuất thực vật;  Áp dụng hệ thống chăn nuôi cùng vào cùng ra; Lựa chọn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có chất lượng tốt hơn; Lựa chọn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có chất lượng tốt hơn. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền hiện đag tăng cường đều đặn việc giám sát của bác sĩ thú y tại cơ sở chăn nuôi. Ngoài ra, việc nghiên cứu thực khuẩn thể cũng đang được triển khai, đây là dự có triển vọng cao trong việc thay thế kháng sinh, đang được nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới.

Kết luận: Một trong những lý do gây ra viêc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi là do chưa có sự hiểu biết về kháng sinh, khi nào nên dùng và liểu lượng ra sao. Để chăn nuôi bền vững thì việc “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn là tiêu chí hàng đầu, các biện pháp phòng bệnh như tiêm phòng vaccine, quản lý chuồng trại, cung cấp điều kiện sống tốt cho vật nuôi sẽ giúp giảm thiểu bệnh trên vật nuôi. Sử dụng bừa bãi kháng sinh không những dẫn đến nhờn thuốc mà còn dẫn đến tình trạng điều trị không hiệu quả và thậm trí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi. 

Sử dụng kháng sinh đúng cách là trách nhiệm của tất cả nhà chăn nuôi và sẽ được kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn trong tương lai, kháng sinh sẽ chỉ được sử dụng theo sự cấp phép của Nhà nước. Các kháng sinh quan trọng trong nhân y chỉ nên được sử dụng cho mục đích điều trị và dưới sự giám sát của bác sĩ thú y chẩn đoán và điều trị…

Nguồn: Người chăn nuôi

Facebook Linkedin Top