Cart

Liều sử dụng thuốc nhóm Quinolone trong thú y

Thuốc kháng sinh nhóm Quinolone được sử dụng rộng rãi trong thú y, liều sử dụng thuốc kháng sinh Quinolone, cơ chế và tác dụng của nó ra sao, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây. 

Liều sử dụng thuốc nhóm Quinolone

Nhóm thuốc QuinoloneLoàiLiều lượngLưu ý
EnrofloxacinChó5–20 mg/kg, PO, IV, or SC, mỗi 12–24h 
Mèo2.5 mg/kg, PO, IV, or SC, q 12 h; or 5 mg/kg, PO, IV, or SC, mỗi 24h 
Gia súc (trừ bê con và những con đang cho con bú

7.5–12.5 mg/kg, SC, 1 lần

2.5–5 mg/kg, SC, mỗi 24, sử dụn từ 3–5 ngày

 
Ngựa5–10 mg/kg, IV, q 24 h; 5–10 mg/kg, PO, mỗi 24h 
Lợn7.5 mg/kg, IM or SC và (sau tai), 1 lần 
CiprofloxacinChó và mèo5–15 mg/kg, PO, mỗi 12hKhông hấp thu tốt ở mèo
MarbofloxacinChó và mèo2.75–5.5 mg/kg, PO, mỗi 24h 
DifloxacinChó5–10 mg/kg, PO, mỗi 24h 
OrbifloxacinChó và mèo2.5–7.5 mg/kg, PO, mỗi 24h 
PradofloxacinMèo7.5 mg/kg, PO, mỗi 24h 
 

Cơ chế tác dụng

Toàn bộ kháng sinh nhóm quinolon bằng phương pháp tổng hợp hóa học. Hoạt động theo cơ chế ức chế ADN gyrase - một loại enzyme có chức năng mở vòng xoắn ADN. giúp sự sao chép và phiên mã của vi khuẩn diễn ra khi thuốc tác dụng sẽ ngăn cản sự tổng hợp ADN của vi khuẩn.
Ngoài ra thuốc cũng tác dụng lên mARN (ARN thông tin), ngăn chặn quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn. Dẫn đến giảm sản xuất các protein quan trọng cho sự sống của vi khuẩn.
 

Sử dụng trong thú y

  • Chống lại  vi khuẩn gram -, và 1 số loại gram+ hiếu khí
  • Bao gồm: E coli, Salmonella, Klebsiella, Enterobacter, Proteus và các P aeruginosa
  • Kháng sinh fluoroquinolone có thể chống lại mầm bệnh nội bào gồm:
  • Quinolone cũng có hoạt tính đáng kể chống lại Mycoplasma, Rickettsia, spp, Streptococcus spp.
  • Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc và cầu khuẩn đường ruột có xu hướng kháng hầu hết các kháng sinh nhóm quinolone. 
  • Ocardia và vi khuẩn mycobacteria không điển hình có nhạy cảm với thuốc
 

Tình trạng kháng kháng sinh

Do việc sử dụng rộng rãi fluoroquinolones cả nhân y và thú y, nên tình trạng kháng thuốc vẫn tiếp tục xuất hiện. Khi kháng thuốc xuất hiện đối với một loại fluoroquinolone, nó có thể có ảnh hưởng đến tất cả các loại kháng sinh thuộc nhóm này. Tuy nhiên, khả năng phát triển kháng thuốc đối với các kháng sinh mới hơn (như gemifloxacin, trovafloxacin, gatifloxacin và pradofloxacin) có thể diễn ra chậm hơn
 

Hấp thu

  • Trên thú nhỏ: Quinolone thường được dùng qua đường PO (ăn, uống) ở động vật nhỏ, mặc dù có cả dạng tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp và dưới da của kháng sinh enrofloxacin. Sinh khả dụng thường là >80% đối với hầu hết các quinolone ở động vật nhỏ
+Hấp thu Quinolone qua đường uống (PO): nồng độ thuốc trong máu thường đạt đỉnh trong vòng 1–3 giờ. 
 
  • Khả năng hấp thu của ciprofloxacin
+ Ở động vật nhai lại: rất kém, từ 0%–20%
+ Ở chó: tùy theo từng cá thể, chỉ từ 40%
+ Ở ngựa: hấp thu tốt, 60% và không bị ảnh hưởng bởi việc ăn uống
 
  • Khả năng hấp thu của Marbofloxacin
+ Hấp thụ tốt ở thú nhỏ, gần như 100%
+ Ở ngựa: Khoảng 62%
 
  • Hấp thu qua đường tiêm bắp: 
Rất tốt, gần 100%, tuy nhiên có thể gây kích ứng mô
 
=> Khi có thức ăn trong hệ tiêu hóa sẽ làm giảm sự hấp thu của thuốc nhóm Quinolone. Sử dụng thuốc kháng axit có chứa cation hóa trị hai như Canxi hoặc Magiê làm giảm sinh khả dụng của fluoroquinolone trông qua quá trình chelation
 
*Sinh khả dụng: Tốc độ và mức độ hấp thu thuốc
 

Phân bố thuốc

Hầu hết quinolone thâm nhập tốt và nhanh chóng vào tất cả các mô do khả năng hòa tan trong lipid cao.
Nồng độ thuốc ở mô cao hơn huyết tương
Nồng độ đặc biệt cao được tìm thấy trong các cơ quan đào thải (thận, gan và mật)
Thuốc cũng xuất hiện với nồng độ cao ở: dịch tuyến tiền liệt, xương, dịch mắt, nội mạc tử cung và dịch não tủy, và có thể đi qua hàng rào nhau thai.
 

Bài tiết

Con đường bài tiết chính:Thận
Nồng độ trong nước tiểu thường cao trong 24 giờ sau khi uống, cần giảm liều thuốc khi con vật bị suy thận
Quinolone được bài tiết qua sữa của động vật đang cho con bú, thường ở nồng độ cao và tồn tại trong thời gian dài.
 

Tác dụng phụ

  1. Thoái hóa võng mạc: Một số loại quinolon, chẳng hạn như enrofloxacin, có thể gây thoái hóa võng mạc ở mèo, đặc biệt ở liều cao hơn 5 mg/kg. Điều này có thể gây tổn thương mắt và dẫn đến sự mất thị lực.

  2. Tác động đến thần kinh: Các quinolon có thể gây tác động đến hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như kích thích thần kinh, co giật, và sự thay đổi trong hành vi.

  3. Tác động đến tiêu hóa: Sử dụng quinolon có thể gây nôn mửa và tiêu chảy ở một số động vật.

  4. Tác động đến cơ xương: Các quinolon, đặc biệt khi sử dụng ở chó đang phát triển và ngựa con, có thể gây tổn thương sụn và gây ra các vấn đề về xương khớp.

  5. Tác động đến tim mạch: Một số quinolon có thể ảnh hưởng đến tim mạch và gây ra các vấn đề liên quan đến nhịp tim.

  6. Độc tính trên cơ thể: Có một số thông tin cho thấy quinolon có thể gây độc tác động lên các cấu trúc cơ thể và gây ra tổn thương.

  7. Viêm gân và đứt gân: Sử dụng quinolon có thể tăng nguy cơ viêm gân và đứt gân.

 
 
Nguồn: MSD MANUAL
Facebook Linkedin Top