Cart

Những lưu ý khi tiêm vaccine cho vật nuôi

Tác dụng tuyệt vời của vaccine trong việc phòng bệnh trên vật nuôi đã là điều không cần phải minh chứng thêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vaccien không được tiêm cho động vật vì có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn. Vậy trường hợp nào thì không nên tiêm vaccine, cùng chúng mình đi tìm câu trả lời thôi nào.

Tùy thuộc vào từng loại vaccin sẽ có chống chỉ định khác nhau. Nhưng nhìn chung thường nên tránh tiêm cho vật nuôi khi:

Nguyên tắc 1: Không tiêm cho vật nuôi đang mang thai vì lúc này cơ thể con vật mẹ đang rất mẫn cảm và trong trạng thái mệt mỏi. Nếu tiêm vaccine sẽ làm vật mẹ mệt thêm và đặc biệt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai như sảy thai. Hơn nữa, trước khi bước vào kì sinh sản, vật mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo nồng độ kháng thể vẫn đạt trong mức đảm bảo trong suốt thai kì.

Nguyên tắc 2: Không tiêm cho vật nuôi đang cho con bú hoặc vừa mới sinh. Cũng giống như trường hợp không tiêm cho vật nuôi khi đang mang thai, con mẹ mới sinh sức khỏe vẫn còn yếu, thêm nữa nồng độ kháng thể trong vật mẹ vẫn còn

Nguyên tắc 3: Không tiêm cho gia súc non hoặc không đủ tuổi do hệ miễn dịch của gia súc non lúc này chưa hoàn thiện cũng như giai đoạn đầu mới sinh, con non đã được nhận kháng thể từ mẹ qua sữa đầu.

Nguyên tắc 4: Không tiêm cho gia cầm giai đoạn đang khai thác trứng do vaccine có thể làm giảm sản lượng trứng. Thêm nữa, trứng của gia cầm tiêm vaccine trong giai đoạn này không gây độc ngay cho con người như tử vong hay ngộ độc nhưng về tác hại lâu dài thì sẽ bị ảnh hưởng.

Nguyên tắc 5: Không tiêm vaccine cho gia súc giai đoạn đang khai thác sữa cho con người lí do thì giống với nguyên tắc 4 nha.

Nguyên tắc 6: Không tiêm cho vật nuôi mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc vì chúng có thể gây ra các phản ứng quá mẫn như sốt, co giật, phát ban, cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng. Nguy hại trực tiếp tới tính mạng của vật nuôi.

Nguyên tắc 7: Không tiêm cho vật nuôi đang bị bệnh hoặc nghi bị bệnh vì lúc này cơ thể vật nuôi đang rất yếu. Tiêm vaccine lúc này không những không có lợi, không sản sinh ra được kháng thể mà còn có thể làm cho sức khỏe con vật yếu hơn

Nguyên tắc 8: Không tiêm cho vật nuôi quá gầy yếu, không đủ cân vì cơ thể ốm yếu sẽ không đủ khả năng hấp thụ vaccine, không sản sinh ra được kháng thể. Thay vì đó, bạn hãy chăm sóc cho vật nuôi nhà mình ít nhất đến mức cân nặng tối thiểu theo quy định của nhà sản xuất rồi mới tiêm nha.

Nguyên tắc 9: Không tiêm vaccine cho vật nuôi đang bị stress vì với thể trạng bình thường khi tiêm vaccine con vật có thể bị mệt mỏi 1-2 ngày. Nhưng khi con vật đang bị stress thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, hơn nữa cũng có thể làm cho bệnh tình con vật nặng hơn đó.

Để đem lại hiệu quả tốt nhất hãy tiêm vaccine cho vật nuôi khi chúng ở trong thể trạng khỏe mạnh, lúc đó mới có khả năng đáp ứng miễn dịch cao. Bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của các loại vaccine trước khi sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để tránh xảy ra trường hợp đáng tiếc nhé.

Facebook Linkedin Top