Cart

Tác dụng của lợi khuẩn Bacillus subtilis trong chăn nuôi gia cầm, bảo vệ lớp biểu mô ruột, cải thiện tiêu hóa, ức chế mầm bệnh

Trong chăn nuôi hiện đại, việc bổ sung thêm lợi khuẩn vào khẩu phần ăn, đặc biệt là lợi khuẩn Bacillus subtilis đối với gia cầm, giúp tăng hiệu quả trong việc hấp thu thức ăn, tối ưu hóa lượng thức ăn nạp vào (FCR), tăng cường miễn dịch cho gia cầm vì vậy đã được nhiều trang trại và người chăn nuôi chuyên nghiệp tính toán bổ sung định kỳ, vậy lợi khuẩn Bacillus subtilis có tác dụng ra sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Nhóm Tác giả: Christophe Bostvironnois – Giám Đốc Sản Phẩm Toàn Cầu 

Jean-Christophe Bodin – Giám Đốc Sản Phẩm Kỹ Thuật 

John Schleifer – Giám Đốc Sản Phẩm Kỹ Thuật Bắc Mỹ

Dorthe Sandvang – Giám Đốc Bộ Phận Sáng Tạo

Công ty Chr. Hansen

Bên cạnh báo cáo này, còn có nhiều nghiên cứu về vi khuẩn Bacillus subtilis trong đó có kể ra các lợi ích khác như tạo miễn dịch trong huyết thanh, thay thế kháng sinh, tăng hiệu suất tăng trưởng và bảo vệ sức khỏe đường ruột [12], trong nghiên cứu người ta cũng đã chứng minh việc sử dụng men Bacillus subtilis làm giảm tỉ lệ chết trong chăn nuôi gà.

Trong nghiên cứu gần đây nhất đã rút ra kết luận về 3 LỢI ÍCH CHÍNH CỦA VI KHUẨN Bacillus subtilis khu trú ở biểu mô ruột:

1. Tạo thành lớp phủ bảo vệ bề mặt của nhung mao và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng đường ruột.
 
2. Tạo ra môi trường thích hợp để becteriocin phát triển từ đó ngăn chặn được sự phát triển của các mầm bệnh C. perfringens, Salmonella và E. coli.
 
3. Giúp tiêu hóa thành phần khó tiêu, cải thiện chức ăn tiêu hóa qua việc giải phóng các enzyme và butyrate cục bộ.
 

 

Tìm hiểu nghiên về nghiên cứu tác dụng của lợi khuẩn Bacillus

Các chế phẩm sinh học Bacillus đặc biệt thích hợp trong chăn nuôi gà thịt, hơn nữa lợi khuẩn Bacillus subtilis có sức chống chịu cao với môi trường kể cả khi ép viên. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn có nhiều tranh cãi tập chung về khả năng nảy mần và hoạt động của bào tử Bacillus subtilis trong hệ tiêu hóa của gia cầm.

   Ảnh có chứa động vật không xương sống, bể cá

Mô tả được tạo tự động  

 

Nghiên cứu về lớp màng sinh học Bacillus subtilis hình thành trong ruột gia cầm:

(Ban Đổi mới của Chr. Hansen, A/S đã thực hiện một thí nghiệm huỳnh quang đặc biệt với sự hợp tác của Khoa Dinh dưỡng Động vật, thuộc Viện Sinh lý và Dinh dưỡng Động vật Kielanowski, Học viện Khoa học Ba Lan, Jabłonna, Ba Lan.)
 
Hình 1
 
Màng sinh học trong mẫu ruột gà được hình thành từ các vị trí GIT khác nhau. Phần mô này được phân tích lặp lại và hiển thị dưới kính hiển vi với 40 lần phóng đại
 
Hình 2.
 
Qua hình 1 ta thấy được rõ sự khu trú của B. subtilis trong biểu mô ruột gà, trong khi đó hình 2 ta có thể thấy rõ B. subtilis không chỉ bao phủ lên nhung mao và còn có ở trong chất tiêu hóa, điều này cho phép lợi khuẩn B. subtilis sinh sôi tạm thời trong đường ruột.
 
Bức ảnh thú vị này cho thấy rõ, khi B. subtilis hoạt động sẽ tạo thành một lớp màng bảo trên lớp nhung mao và lớp vi nhung trong ruột
 
- Trong nhiều báo cáo khoa học đã mô tả lợi khuẩn này làm tăng chiều dài của lớp nhung mao, đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả của quá trình hấp thu dinh dưỡng, bằng việc bao phủ một lớp trên bề mặt biểu mô ruột từ đó có thể bảo vệ tinh toàn vẹn đường ruột, kéo dài vòng đời của biểu mô ruột.
 
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, các peptit B. subtilis ức chế sự phát triển của C. perfringens, E. Coli và Salmonella
 
- Bacillus spp giải phóng các enzyme đường ruột tiêu hóa các thức ăn khó tiêu nằm trong môi trường vi sinh xung quanh các khuẩn lạc trực khuẩn. Một khi enzyme được giải phóng ra chúng sẽ cắt những phần phức tạp, khó tiêu của thức ăn trở nên nhỏ hơn để nhung mao dễ dàng hấp thụ được.
 
Những thông tin này được chứng minh trong báo cáo khả năng tăng sản xuất butyrate trong đường ruột (Konieczka P & cs. 2018).

 

Kết

Chế phẩm từ men vi sinh từ lợi khuẩn Bacillus mang lại những hiệu quả đáng kể trong chăn nuôi gà, đó cũng là lý do vì sao các trại nuôi gà quy mô lớn và người chăn nuôi gia cầm chú ý thường xuyên bổ xung thường xuyên lợi khuẩn này để nâng cao năng suất.
 
Lợi khuẩn Bacillus có thể:
- Nảy nở trong đường ruột và đóng góp vào lợi ích của hệ vi sinh vật đường ruột
- Sống tạm thời trong đường ruột
- Khu trú ở bề mặt nhung mao ruột, tạo ra 3 lợi ích như trên:
 
1. Tạo thành lớp phủ bảo vệ bề mặt của nhung mao và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng đường ruột.
 
2. Tạo ra môi trường thích hợp để becteriocin phát triển từ đó ngăn chặn được sự phát triển của các mầm bệnh C. perfringens, Salmonella và E. coli.
 
3. Giúp tiêu hóa thành phần khó tiêu, cải thiện chức ăn tiêu hóa qua việc giải phóng các enzyme và butyrate cục bộ.
 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Barletta, 2011. Introduction: Current Market and Expected Developments. In “Enzymes in Farm Animal Nutrition”, CABI, UK, 2nd ed. 1-11.

 

2. Boroojeni F.G. “Bacillus subtilis in broiler diets with different levels of energy and protein” 2018 Poultry Science Association

 

3. Cartman S.T., La Ragione R.M., Woodward M.J. ”Bacillus subtilis germinate in the chicken Gastronitestinal Tract, Applied and Environmental Microbiology” Aug. 2008, p.5254-5258

 

4. Glávits R., Virág GY. & Szabó ZS. (2011) Effect of different concentrations of Bacillus subtilis on growth performance, carcass quality, gut microflora and immune response of broiler chickens, British Poultry Science, 52:6, 658-665

 

5. Gusakov, A.V, Kondratyeva, E.G., Sinitsyn, A.P. 2011. Comparison of two methods for assaying reducing sugars in the determination of carbohydrase activities. International Journal of Analytical Chemistry. Article ID 283658. 4 pp.

 

6. Konieczka P., Nowicka K., Madar M., Taciak M. & Smulikowska S. (2018): Effects of pea extrusion and enzyme and probiotic supplementation on performance, microbiota activity and bioflm formation in the broiler gastrointestinal tract, British Poultry Science.

 

7. Latorre, J. D., et Al. 2014. “Evaluation of Germination, Distribution, and Persistence of Bacillus Subtilis Spores through the Gastrointestinal Tract of Chickens.” Poultry Science 93 (7): 1793–1800.

8. Lin Y, Xu S, Zeng D, Ni X, Zhou M, Zeng Y, et al. (2017) Disruption in the cecal microbiota of chickens challenged with Clostridium perfringens and other factors was alleviated by Bacillus licheniformis supplementation. PLoS ONE 12(8): e0182426.

 

9. Molnár A.K., Podmaniczky B., Kürti P., Tenk I., Glávits R., Virág GY. & Szabó ZS. (2011) Effect of different concentrations of Bacillus subtilis on growth performance, carcass quality, gut microflora and immune response of broiler chickens, British Poultry Science, 52:6, 658-665.

 

10. Sumi C.D., Yang B.W., and Hahm. Y.T., Antimicrobial peptides of the genus Bacillus: a new era for Antibiotics, Can. J. Microbiol. 61: 93–103 (2015).

 

11. Internal Chr. Hansen Source: Project no. 2PROJ1001403, 2013; EXP-12-AC0017, EXP-12-AC0019,
EXP-12-AB0441.

 

12. Qiu K, Li CL, Wang J, Qi GH, Gao J, Zhang HJ, Wu SG. Effects of Dietary Supplementation With Bacillus subtilis, as an Alternative to Antibiotics, on Growth Performance, Serum Immunity, and Intestinal Health in Broiler Chickens. Front Nutr. 2021 Nov 29;8:786878. doi: 10.3389/fnut.2021.786878. PMID: 34917643; PMCID: PMC8668418.

Nguồn: Nhà Chăn Nuôi

Facebook Linkedin Top