Cart

Viêm ruột hoại tử ở Bò, Dê Cừu

Bệnh viêm ruột hoại tử và nhiễm độc tố thường gặp ở bò thịt, bò sữa, cừu nuôi trên đồng cỏ ở nhiều nước. Ở Việt Nam, bệnh cũng đã gặp ở bò, bò sữa và dê sữa nhập nội tại một số cơ sở chăn nuối. Phần lớn các trường hợp bệnh do độc tố Epsilon, độc tố của vi khuẩn yếm khí Cl.perfi'ingens tvp D, typ E và typ C.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh gây ra do độc tố Epsilon được sản sinh bời Cl.perfringens typ D là nguyên nhân của phần lớn các ca bệnh nhiễm độc tố đường ruột ở bò, cừu. Đôi khi các typ vi khuẩn B, C, E khác cũng sản sinh độc tố tạo nên bệnh nhiễm độc tố Epsilon. Vi khuẩn Clostridium perfringens là trực khuẩn gram (+), yếm khí, không di động, tạo nha bào, tiết độc tố Epsilon.

Clostridium perfringens – Wikipedia tiếng Việt

Ảnh: Clostridium perfringens qua kính hiển vi (Wikipedia)

Triệu chứng và bệnh tích.

1. Triệu chứng

Thời gian ủ bệnh: 1-3 ngày 

Bò thường xảy ra ở thể cấp tính và chết nhanh. Triệu chứng bệnh thường gập: co giật, ở gia súc trưởng thành có thể kéo dài 1-2 ngày. Gia súc biểu hiện chậm chạp, uể oải, lù đù, không ăn uống, có thể đi lang thang khồng định hướng hoặc đứng đầu chúc xuống, thường có chướng bụng, rồi ỉa chảy ra máu tươi, đôi khi rất nghiêm trọng, Có thể suy sụp và chết sau 1-2 ngày.

Các thể bệnh tụ huyết trùng ở bò và cách chữa - Nuôi trồng

Ảnh: Một số biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ ở bò

2. Bệnh tích

Bệnh xảy ra thường ở những gia súc béo tốt, ăn cỏ non hoặc thức ăn đậm đặc, đó là những yếu tố mở đường cho Clostrisdium tăng sinh sản độc tố. Độc tố này sẽ hấp thụ vào trong máu, phá huỷ lớp tế bào nội mô, các mạch máu nhỏ, tạo nên sự thẩm suất huyết tương và sau đó là xuất huyết ruột. Mổ khám xác chết thấy xuất huyết ở tuyến Thymus, tim (nội tâm mạc và ngoại tâm mạc) đôi khi thấy cả ở cơ, đặc biệt là hoành các mô và thấm dịch bao tim, mà dịch này sẽ đông thành khối. Mổ xoang bụng thấy toàn bộ ruột non căng phồng. Chất chứa trong ruột là lượng lớn hổn hợp thức ăn và máu dạng kem màu nâu. Ở gan và niêm mạc ruột thấy những chấm lốm đốm hoai tử xuất hiện.

Điều kiện lây truyền bệnh

- Bệnh viêm ruột hoại tử và nhiễm độc tố đường ruột ở bò, cừu đã phát hiện ở nhiều nước. Bệnh xảy ra mang tính chất địa phương, lẻ tẻ ở bê non, gia súc đang phát triển, đặc biệt đối với những con béo tốt. Bệnh thường thấv ờ bò, cừu nuôi trên đồng cỏ tươi tốt. Nhưng đôi khi bệnh xảy ra ờ nơi khô hanh, đồng cỏ xơ xác.

 - Thay đổi thức ăn cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bệnh. Ở một số vùng bệnh xảy ra bắt đầu vào mùa thu, cao điểm là mùa xuân khi đồng cỏ xanh tốt.

 Chẩn đoán

1. Chẩn đoán lâm sàng

Những biểu hiện bệnh tích, triệu chứng xuất hiện với gia súc mắc bệnh tự nhiên có thể là những căn cứ cho chẩn đoán. Những biểu hiện lâm sàng xảy ra không thường xuyên vì gia súc thường chết rất nhanh và chỉ có thể thấy những thương tổn là xuất huyết nội tâm mạc và đường ruột 

 2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm 

Phòng thí nghiệm phải dựa trên việc xác định độc tố trong chất chứa ruột non. Nhưng việc làm này rất khó khăn, vì phải lấy một lượng lớn chất chứa trong ruột, vì chất chứa thường ở dạng nhầy, nhớt và lại phải pha loãng trước khi lọc mới có thể làm xét nghiệm độc tố, xác định bằng tiêm chuột, bằng phản ứng trung hoà với kháng thể kháng độc tố.

3. Chẩn đoán miễn dịch 

Dùng phản ứng miễn dịch huỳnh quang (IFAT)

Điều trị Bệnh

Tiến triển quá nhanh nên không có phương pháp điều trị nào có hiệu quả. Có thể dùng phác đồ điều trị sau đây.

- Thuốc điều trị: Ampicillin dùng liều 30mg/kg thể trọng, tiêm phối hợp cho uống Sulfa/Trimethoprim dùng liều 30mg/kg thể trọng. Liều trình: 4-5 ngày.

Thuốc chữa triệu chứng: truyển huyết thanh mặn ngọt: 2000ml/100kg thể trọng; tiêm vitamin B complex và cafein.

- Hộ lý: cho vật bệnh ăn thức ăn dễ tiêu, giảm chất xơ (rơm, cỏ), che chuồng kín ấm khi thời tiết lạnh. 

Chú ý: Có thể thay Ampicillin bằng Penicillin, Oxacillin...

 Phòng bệnh

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y: Giữ chuồng trại và bãi chăn thả luôn khô sạch, định kỳ dùng thuốc sát trùng: 1 tuần/lần.

- Đảm bảo thức ăn và nguồn nước sạch, chống ô nhiễm

- Dùng vacxin: 

Dùng vacxin giải độc tố Epsilon tiêm cho bò cho kết quả phòng bệnh tốt ở Australia và nhiều nước khác nhưng độ dài miễn dịch ngắn, phải tiêm nhắc lại sau 10-12 tuần. Viện thú y đã chế tạo và thử nghiêm dùng vacxin giải độc tố cho hươu, dê sữa có kết quả tốt nhưng chưa dùng rộng rãi

- Về bệnh này chúng ta tự hào có loại vaccine giải độc tố "made in VietNam" của Phân viện Thú y Miền trung:

CLOSTOXOI I.VAC: Tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh Viêm ruột hoại tử ở trâu, bò, dê, cừu.

  • Vắc-xin giải độc tố viêm ruột hoại tử  CLOSTOXOI I.VAC được sản xuất từ độc tố của vi khuẩn Clostridium perfringens typ D chủng CV 135 theo công nghệ lên men kỵ khí hiện đại, bổ sung chất bổ trợ keo phèn hydroxit nhôm nhằm tăng cường và kéo dài khả năng gây miễn dịch của vắc-xin.
  • Vắc-xin có tính ổn định cao về an toàn và hiệu lực, rất tiện lợi cho việc sử dụng.
THÀNH PHẦN
  • Giải độc tố alpha (α), epsilon (ε) và beta2 (β) của vi khuẩn C. perfringens typ D.
  • Chất bổ trợ keo phèn hydroxit nhôm.

CÁCH SỬ DỤNG

  • Lấy vắc-xin ra khỏi nơi bảo quản, để nơi mát khoảng 1 giờ, lắc kỹ chai vắc-xin trước khi sử dụng và chỉ dùng trong ngày.
  • Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 2 ml vắc-xin (1 liều) cho dê, cừu, bò từ 1 tháng tuổi trở lên.
Facebook Linkedin Top