Cart

Cách kiểm tra và loại bỏ ve trên chó

Gãi, gãi gãi và gãi,.... Chú cún của bạn đang bị sao vậy nhỉ? Có chuyện gì với chàng ta vậy. Một trong số những nguyên nhân bạn có thể nghĩ ngay tới đó chính là ve. Làm sao để khẳng định được điều đó? Triệu chứng, cách kiểm tra và loại bỏ những con ve này như thế nào? Cùng chúng mình tìm hiểu nhé

1. Ve là gì?
Đây là một loại kí sinh trùng ngoài da, có 8 chân. Chúng kiếm ăn bằng cách bám vào da vật chủ và hút máu. Chúng có thể mang nhiều mầm bệnh và truyền mầm bệnh qua cơ thể vật chủ trong vòng vài giờ sau khi cắn. 

Ảnh: Một chú ve trưởng thành trên cơ thể chó


Đó là lí do tại sao bạn nên kiểm tra ve, biết được cách tìm ra chúng và loại bỏ chúng khỏi chú chó nhà bạn để giảm nguy cơ lây truyền bệnh.

2. Triệu chứng khi bị ve cắn
Khi chó bị ve cắn, vết cắn gây ngứa trên da và tiềm tàng nguy cơ truyền nhiễm mầm bệnh nghiêm trọng như bệnh tê liệt hoặc bệnh do vi khuẩn có tên Lyme, bệnh Ehrlichiosis ( bệnh giảm bệnh cầu trên chó), sốt phát ban rocky mountain,.. Bệnh có thể được truyền từ ve sang chó chỉ trong vòng 3-6 tiếng sau khi cắn. Bệnh Lyme có thể lây truyền trong vòng 24-48 giờ. Việc tìm và loại bỏ nhanh chóng ve ra khỏi Boss nhà bạn, là một bước cần thiết và quan trọng để ngăn chặn mầm bệnh
Theo nghiên cứu, ve chó được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, môi trường yêu thích của chúng là ấm áp và ẩm ướt. Tuy nhiên, có một số loại ve có khả năng sinh tồn vô cùng mãnh liệt như ve chân đen ( có thể tồn tại ở nhiệt độ dưới mức đóng băng). Ngày nay, do biến đổi của khí hậu, trái đất đang nóng lên, nên mức độ phân bố và sinh sản của chúng càng nhiều. Do vậy, việc kiểm soát ve càng phải được chú trọng.
Tuy nhiên, cũng có một tin buồn rằng, dù bạn đã cho chú cún của mình uống, hay xịt các loại diệt ngoại kí sinh trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng chàng ta vẫn mắc. Có rất nhiều lí do để giải thích cho nguyên nhân này. Một trong số đó là không phải cứ phòng ngừa là hiệu quả đạt 100%, không phải con ve nào cũng chết khi tiếp xúc với sản phẩm và lí do điển hình nhất là do Boss đi qua khu vực có nhiễm ngoại kí sinh trùng và ... mắc.  Đó là lí do tại sao bạn nên thường xuyên kiểm tra ngoại kí sinh trùng cho chú cún của mình đó.

Ảnh: Chó bị ngứa ngáy khi bị ve cắn


Ve tồn tại bằng cách bám vào cơ thể vật chủ, rồi cắn để hút máu. Vết cắn của chúng giống như một vùng da bị viêm, hình tròn nhỏ, thường đỏ và hơi sưng. Cũng có thể hình thành vảy. Vết cắn gây ra ngứa ngáy khó chịu cho vật nuôi, cún sẽ gãi hoặc liếm để muốn giảm ngứa. Từ đó, gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Mỗi loại ve, bọ chét khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.

3. Cách kiểm tra ve
Điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra ve hàng ngày, đặc biệt là khi chúng vừa đi qua khu vực mà bạn nghi ngờ có ngoại kí sinh trùng. Bạn có thể tìm thấy chúng ở bất kì đâu trên cơ thể chó, những nơi trú ngụ yêu thích là bàn chân, cổ, đầu và tai. Một số loài lại thích bám vào màng giữa các ngón chân và hậu môn.
- Đầu tiên bạn dùng tay lướt trên bề mặt da của chó, cảm nhận xem có bị vướng vướng tay hay cục nhỏ nhỏ gì nổi lên không vì rất có thể bạn đang đụng trúng một con ve rồi đấy. Hoặc vạch lông anh bạn lên, nếu thấy có vết sưng tấy đỏ, thì đó là vết cắn của ve
- Bạn cũng có thể dùng lược răng thưa, để chải lông cho Boss. Ve cũng từ đó mà rơi ra. Tuy nhiên, việc làm này không thể loại bỏ chúng hoàn toàn đâu
- Kiểm tra xung quanh tai của anh bạn
- Nhấc đuôi chú cún lên và quan sát hậu môn
- Quan sát kẽ ngón chân của hai bàn chân
- Kiểm tra mí mắt, các dụng cụ đồ dùng của thú cưng như áo, vòng cổ,...

4. Ve chó trông như thế nào?
Ve có nhiều kích thích khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và giống loài. Ve trưởng thành trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, ve trưởng thành. Khi dùng thuốc, thuốc không thể tác động vào trứng. Nên đây cũng là một trong những lí do tại sao dùng thuốc diệt ve rồi mà vẫn mắc. Ve ở giai đoạn ấu trùng và nhộng rất nhỏ, ấu trùng 6 chân, nhộng 8 chân. Do có kích thước bé nên chúng thường bị bỏ xót trên cơ thể chó. Ve trưởng thành lớn hơn, hình dạng và kích thước tùy theo loài. Khi ve hút căng máu, bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng hơn đấy. Mỗi loài có đặc tính khác nhau, nhưng ve thường bám vào cơ thể chó và hút máu trong khoảng 12 ngày trước khi rơi ra ngoài môi trường để bước vào giai đoạn sinh sản.

5. Cách loại bỏ ve
Điều quan trọng là phải loại bỏ ve trên cả cơ thể chó và ngoài môi trường sống, tránh tình trạng nhiễm chéo. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ cho việc này, như là nhíp có đầu nhọn là một ý tưởng không tồi. 
Lưu ý là bạn không nên bôi bất kì hóa chất nào lên da cún với mong muốn diệt được ve như sơn móng tay, nhựa thông hay bất kì chất nào khác.

Ảnh: Một đàn ve trên da chó


Để loại bỏ ve hoàn toàn ra khỏi cơ thể chó, bạn cần:
- Dùng nhíp kẹp chặt đầu ve, càng gần da chó càng tốt
- Kéo chếch lên trên với lực kéo ổn định, không quá nhanh, không quá chậm. Phải đảm bảo rằng bạn không xoắn nhíp, vì làm như vậy có thể làm ve đứt, để lại phần đầu và miệng còn dính trên da. Vẫn có khả năng lây truyền mầm bệnh.
- Sau khi gắp ve da xong, bạn nên kiểm tra lại vết cắn. Xem có bị dính phần đầu và miệng ve ở lại không. Nếu còn, hãy gắp nốt chúng ra
- Nếu bạn cảm thấy ghê sợ những con ngoại kí sinh trùng này hoặc không tự tin mình có thể loại bỏ hoàn toàn chúng. Giải pháp bạn nên sử dụng đó là mang thú cưng của mình đến phòng khám thú y để được hỗ trợ nhé
- Khi loại bỏ ve xong, bạn có thể vệ sinh vết cắn của chúng bằng tăm tẩm cồn để khử trùng khu vực đó. Tuy nhiên, bạn không nên vệ sinh vết cắn ở gần mắt và miệng, vì đó là những khu vực nhạy cảm của Boss đấy
- Xử tử những con ve, tập hợp chúng lại một chỗ và đem đi vứt


Tóm lại, bạn nên kiểm tra ve cho thú cưng của mình hàng ngày, kết hợp với việc vệ sinh môi trường sống và cho sử dụng các sản phẩm diệt ngoại kí sinh trùng. Như vậy, anh bạn vừa có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cũng thoải mái ôm hôn chàng ta nữa đó. 

Facebook Linkedin Top