Dị ứng ở chó và chó con: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trong thực tế, dị ứng rất phổ biến ở chó, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cún cưng nhà bạn phải đi đến phòng khám thú y để điều trị. Các triệu chứng của bệnh thường ảnh hưởng đến da và tai của con vật, làm con vật ngứa rát, khi tác động vào tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác của các bé cún.
Trong khi con người sẽ hết dị ứng, thì tình trạng dị ứng ở chó lại thường sẽ trở nên tệ hơn khi chúng già đi. Vậy làm thế nào để biết liệu cún cưng của bạn có đang bị di ứng hay không và cách điều trị tốt nhất cho chúng là gì?
Các dạng dị ứng trên chó
Sau đây là một số nguyên nhân khiến cún cưng của bạn bi dị ứng
Dị ứng bọ chét
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở chó. Những vết cắn của bọ chét dù chỉ 1 hay 2 con cũng đủ khiến chó bị ngứa ngáy khó chịu. Nước bọt của bọ chét là nguyên nhân lớn nhất khiến chó bị dị ứng
Nốt cắn do ve, bọ chét (Ảnh West Coast Vets NZ)
Dị ứng thời tiết/môi trường
Hay còn gọi là viêm da dị ứng (viêm da atopy) là tình trạng gặp ở chó có cơ địa dị ứng. Dị ứng do các chất xung quanh môi trường.
Có thể chú chó nhỏ của bạn có thể đã hít phải phấn hoa, hoặc các chất gây dị ứng thẩm thấu qua da nơi con vật chạm vào. Một số chất thường gây dị ứng cho chó như: Phấn hoa, một số loại thực vật hay động vật, mạt bụi (mạt sống ở bụi) bào tử nấm mốc
Dị ứng thức ăn
Dị ứng thức ăn ở chó còn được biết đến như một phản ứng đối với thực phẩm. Đây là một đặc điểm rất bất lợi đối với chó vì chúng có thể bị dị ứng bất cứ lúc nào, cho dù trước đó chúng đã từng ăn loại thực phẩm đó và không bị dị ứng. Tác nhân khiến cún cưng bị dị ứng có thể là: độc tố, tác dụng của phản ứng dược lý trong cơ thể, đáp ứng miễn dịch hoặc chuyển hóa.
Một số loại thực phẩm mà chó thường bị dị ứng
- Thịt bò-34%
- Sản phẩm từ sữa-17%
- Gà-15%
- Lúa mì-13%
- Đậu nành-6%
- Thịt cừu-5%
- Ngô-4%
- Trứng-4%
- Thịt lợn-2%
- Cá-2%
- Gạo-2%
1 số biểu hiện chung của chó bị dị ứng
Ngứa ngáy
Gãi, cắn
Da đỏ ửng
Rụng lông
Tái phát nhiễm trùng da và tai nhiều lần
Một số biểu hiện của hệ tiêu hóa (nôn mửa, ho, tiêu chảy,..)
Trên đây là một số triệu chứng phổ biến ở chó khi bị dị ứng, tuy nhiên các triệu chứng còn tùy thuộc vào loại dị ứng mà con vật mắc phải.
Chó hay tự cắn vì ngứa ngáy hơn bình thường, là biểu hiện thường thấy khi chó bị dị ứng
Biểu hiện của chó bị dị ứng với bọ chét
Phổ biến nhất khi chó bị dị ứng với bọ chét là chó bị ngứa và kích ứng da ở gốc đuôi, nhưng các vùng da khác cũng có thể bị ngứa do bọ chét cắn
Biểu hiện của chó dị ứng thời tiết/môi trường
Một số biểu hiện thường thất: Gãy liên tục, da ngứa ngáy, liếm (đặc biệt là vùng bàn chân) và cọ sát mặt với các đồ dùng, vì vậy chó có thể bị đỏ da, rụng lông, nhiễm trùng da và tai. Bạn có thể thấy rõ các vùng da rụng trên bàn chân, cẳng chân, tai, mặt, nách và bụng của chó bị ửng đỏ và rụng lông
Biểu hiện của chó bị dị ứng thức ăn
Các biểu hiện của chó bị ứng thức ăn giống biểu hiện của dị ứng thời tiết. Nhưng cũng có thể có những biểu hiện trên đường tiêu hóa (GI) như tiêu chảy.
Có xét nghiệm nào để chẩn đoán dị ứng cho chó hay không?
Xét nghiệm chẩn đoán dị ứng trên da chó
Các xét nghiệm bao gồm: Xét nghiệm máu; da; nước bọt; lông để chẩn đoán dị ứng ở chó
Đối với bác sĩ thú y, nên sử dụng các phương pháp loại trừ khi thực hiện xét nghiệm cho con vật. Nên xét nghiệm thứ cụ thể làm thú cưng bị dị ứng.
Điều trị dị ứng theo từng dạng
Việc điều trị cho cún cưng phải phụ thuộc vào loại dị ứng mà chúng mắc phải, dưới đây là một số ví dụ về cách các bác sĩ thú y thực hiện việc điều trị dị ứng
Điều trị dị ứng do bọ chét
Trong trường hợp dị ứng này mục đích của điều trị là giảm các triệu chứng ngứa và kích ứng da song song với việc loại bỏ hết bọ chét khỏi cơ thể của con vật.
Trên thị trường hiện này có một số sản phẩm điều trị ve, rận, bọ chét (ngoại ký sinh trùng) rất hiệu quả có thể kể đến như:
Nhỏ gáy: Revolution hoặc Frontline Tri-Act; Frontline plus (Fipronil); ngoài ra Broadline for cats chỉ sử dụng cho mèo; NexGard Combo Cats thế hệ mới dành riêng cho Mèo;
Viên nhai: Nexgard (thành phần chính: Axofolaner - phòng và điều trị ngoại ký sinh trùng); Nexgard spectra (phòng và điều trị nội và ngoại ký sinh trùng); Simparica (Sarolaner); Bravecto (thành phần Fluralaner )
Thuốc tiêm: Dectomax (Doramectin), Ivermectin;
Thuốc dạng xịt: Frontline spray (Fipronil);
Kết hợp với việc tắm cho chó bằng các sản phẩm có hoạt chất hỗ trợ điều trị ve, ghẻ, bọ chét : Modern Pet gel.
Dạng nhỏ gáy
Dạng viên nhai
Dạng tiêm
Dạng xịt
Sữa tắm hỗ trợ quá trình điều trị ve ghẻ
Đối với chó bị nhiễm bọ chét cần xử lý triệt để môi trường sống của chó, loại bỏ bọ chét (hoặc trứng và nhộng của bọ chét) ở ổ nằm nơi con vật tiếp xúc để tránh tái nhiễm. Bạn có thể sử dụng một số loại chất sát trùng đặc hiệu cho ve rận để xử lý vấn đề này, có thể sử dụng chất sát trùng chứa methoprene hoặc pyriproxyfen
Điều trị dị ứng do thực phẩm
Không để chó ăn thức ăn chứa chất nghi gây dị ứng trong thời gian 8-12 tuần. Trong thời gian này bác sĩ sẽ kê thực đơn cho con vật, đây là cách để xác định xem liệu chó có bị dị ứng thực phâm hay không.
Nếu cún con của ba mẹ có cơ thể nhạy cảm với các loại thức ăn lạ thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để có chế độ ăn phù hợp đồng thời ba mẹ nên tránh cho cún ăn những loại protein lạ hay cách chế biến lạ để tránh cho cún bị phản ứng với thức ăn
Điều trị dị ứng do thời tiết/môi trường
Nếu việc chẩn đoán vẫn chưa kết thúc, thì việc cần làm lúc này là điều trị theo trệu chứng, nhằm mục đích giảm hoặc loại bỏ triệu chứng bệnh ở con vật.
-Thuốc uống: Thuốc giảm cơn ngứa như Apoquel (Oclacitinib), Atopica hoặc các sản phẩm Anti-histamin
- Thuốc tiêm: Giảm cơn ngứa như Cytopoint;
- Acid béo như Omega 3, tốt cho việc phục hồi lông và da của thú cưng;
- Kháng viêm steroid (nên bổ sung Calcium + D3 trong quá trình sử dụng dài ngày);
- Tắm rửa thường xuyên cho chó
Lưu ý: Không sử dụng Steroid lâu dài để điều trị để tránh tác dụng phụ của loại thuốc này (giòn xương; da nhạy cảm hơn với tia UV)
Nếu đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng điều chủ cún nên tránh chất gây dị ứng ảnh hưởng đến cún.
Kiểm soát cơn ngứa
Nếu cún con bị quá ngứa ngáy trong quá trình điều trị, liên tục cào cắn khiến da bị tổn thương, nghiêm trọng hơn là dẫn đến nhiễm trùng, vì vậy cần kiểm soát cơn ngứa của thú cưng bằng một số loại thuốc như: Cytopoint, Apoquel hoặc steroid được sử dụng để kiểm soát con ngứa, đồng thời sử dụng kháng sinh với để tránh việc nhiễm trùng với những vết cắn cào trên cơ thể.
Phương pháp phòng ngừa dị ứng
Ngoài ra, phương pháp phòng dị ứng cho cún đó là tiêm vaccine dị ứng, có thể tiêm dưới da hoặc đường uống, mục đích của phương pháp này là làm cho hệ thống miễn dịch ít phản ứng hơn với các chất gây dị ứng.
Tỉ lệ thành công của liệu pháp từ 60-70%. Có tác dụng lâu dài và kiểm soát dị ứng hiệu quả, đặc biệt là đối với thú cưng có cơ thể mẫn cảm và thường xuyên bị dị ứng tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gia để phương pháp này có hiệu quả vì vậy trong quá trình này có thể kết hợp song song với việc điều trị triệu chứng cho con vật.
Nguồn: Tổng hợp có và tham khảo thông tin từ Pet MD